| Hotline: 0983.970.780

Hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho thế giới

Thứ Hai 22/07/2019 , 11:05 (GMT+7)

Chuyên gia của Quỹ nghiên cứu Biển Đông phân tích hành động phi pháp của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 19/7 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

Để làm rõ hơn vấn đề này, NNVN phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt từ Quỹ nghiên cứu Biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Thạc sĩ Hoàng Việt.

Ông có thể làm rõ những vi phạm của Trung Quốc đang diễn ra ở khu vực nam Biển Đông?

Trong những ngày vừa qua, Trung Quốc đưa tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 cùng tàu hộ tống vào khu vực nam Biển Đông, cụ thể là gần bãi Tư Chính của Việt Nam mà Bắc Kinh gọi là Vạn An Bắc.

Trước đây, vào những năm 1992, 1994 Trung Quốc đã cấp phép cho một số công ty nước ngoài khai thác dầu trái phép ở khu vực này nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt của Việt Nam nên phải dừng lại. Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh lại tiếp tục gọi thầu khai thác dầu khí ở khu vực này.

Hiện nay, Trung Quốc cho rằng bãi Tư Chính hay Vạn An Bắc là một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh từng tuyên bố chủ quyền trái phép. Đây là điều phi lý, Trung Quốc không chứng minh được chủ quyền với Trường Sa. 

Ngoài ra, theo UNCLOS 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc là thành viên, mỗi quốc gia ven biển sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa có thể lên đến 350 hải lý tính từ đường cơ sở.

Do đó, Việt Nam có đầy đủ quyền chủ quyền và quyền tài phán với khu vực bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chỉ duy nhất Việt Nam mới có quyền thăm dò, khai thác tất cả các tài nguyên trong khu vực này.

Việc Trung Quốc cho thăm dò ở khu vực này cho thấy sự phớt lờ và vi phạm luật pháp quốc tế của chính quyền Bắc Kinh. Ngoài ra, hành động phi pháp này còn xâm phạm quyền lợi của Việt Nam và gây nguy hiểm cho thế giới khi phá vỡ luật chơi chung.

Phải chăng mối nguy hiểm này khiến Washington lên án các hành động của Bắc Kinh trong thông cáo ngày 20/7 vừa qua, thưa ông?

Hành động này của Trung Quốc đang đe dọa tới luật pháp và trật tự quốc tế. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố không tham gia vào các tranh chấp chủ quyền giữa các nước nhưng Washington luôn ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Ngoài nguồn tài nguyên, khoáng sản, Biển Đông còn là con đường thương mại quan trọng, nơi 2/3 lưu lượng tàu hàng trên thế giới đi qua.

16-12-11_hi_duong_8
Tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc.

Nếu để Bắc Kinh từng bước thực hiện mưu đồ của mình mà không ngăn chặn ngay, sẽ đến một lúc nào đó Bắc Kinh sẽ biến Biển Đông thành ao nhà, tự tung tự tác, gây ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Trong đó, Mỹ là một cường quốc biển và nếu để Trung Quốc kiểm soát được con đường thương mại qua Biển Đông sẽ khiến lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp, điều mà Washington không hề mong muốn.

Hiện nay, Mỹ và Việt Nam đều hướng đến một mục tiêu chung là hòa bình, an ninh, hợp tác và ổn định ở khu vực Biển Đông. Nếu điều này được duy trì, không chỉ Mỹ, Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác được hưởng lợi. Đó là lý do vì sao Washington lên tiếng trong trường hợp này.

Quay lại vấn đề hiện nay, Việt Nam đã có những biện pháp cả ngoại giao và trên thực địa để ngăn chặn hành động phi pháp của Trung Quốc. Theo ông, nếu tình hình không khả quan, chúng ta phải làm gì?

Trước mắt, Việt Nam đang kiên quyết đấu tranh nhưng vẫn giữ được bình tĩnh, không để xảy ra tình trạng kích động. Trên phương diện ngoại giao, chúng ta lên án các hành động phi pháp của Trung Quốc và được công luận thế giới ủng hộ.

Ngoài ra, chúng ta vẫn duy trì các tàu chấp pháp ở thực địa, yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Theo tôi, các biện pháp được đưa ra trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế. Việt Nam sẽ có nhiều phương án, từ mềm mỏng đến cứng rắn để đảm bảo chủ quyền của mình trên khu vực Biển Đông.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm