| Hotline: 0983.970.780

Hạnh phúc giản dị của chàng tí hon với vợ cao hơn mình... 80 cm

Thứ Bảy 03/02/2018 , 14:05 (GMT+7)

Chính anh và gia đình cũng không nghĩ một người khiếm khuyết như anh lại tìm được mái ấm hạnh phúc giống bao người bình thường khác với vợ đẹp, con xinh.

Cầu hôn bất ngờ, lãng mạn

Sinh ra mang khiếm khuyết nên anh Nguyễn Văn Thu ở xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội chưa bao giờ mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ”.

19-01-13_dm-cuoi-gin-di-cu-nh-thu-chi-mi-nhn-duoc-su-chuc-phuc-cu-b-con-loi-xom-gi-dinh-noi-ngoi-v-bn-be-gn-x
Vợ chồng anh Thu ngày cưới

Do bố anh Thu đi bộ đội thời chiến bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên hai người anh đầu của Thu đã mất. Còn anh, di chứng ấy đã khiến anh dù 33 tuổi nhưng vẫn mang thân hình của một đứa trẻ khi cao chưa đến 1 m, chân tay cong queo, oặt ẹo, đầu to hơn thân người.

Thế nhưng không chịu khuất phục số phận, năm 15 tuổi, anh quyết tâm rời xa lũy tre làng, rời xa vòng tay của bố mẹ lên thành phố học ảo thuật. Quyết định này đã thay đổi cả số phận và cuộc đời anh bởi ảo thuật không chỉ mang cho anh niềm lạc quan sống mà còn mang đến cái duyên gặp gỡ với người bạn đời và làm nên câu chuyện tình yêu của anh với chị Nguyễn Thị Ngọc Mai.

Chị Mai là một cô gái xinh xắn nhưng không may bị câm điếc bẩm sinh. Anh chị biết nhau vào năm 2005 khi chị được nhận vào đoàn ảo thuật lúc mới 10 tuổi. Khi ấy, anh là chàng trai tuổi đôi mươi nhưng vì mải mê lo cho sự nghiệp và hiểu được bản thân sẽ khó để có hạnh phúc riêng nên chẳng dám đoái hoài đến chuyện tình yêu. Thời gian trôi qua, những lần gặp gỡ, trò chuyện trong đoàn và cả những lần đi diễn chung, tình cảm anh dành cho chị Mai chợt đến lúc nào chẳng hay.

“Mai cao 1m63, cân nặng thì gấp đôi tôi. Cô ấy là một cô gái đẹp, cao ráo, có làn da trắng trẻo, đôi mắt hiền hậu, chăm chỉ. Những ngày hai đứa mới tìm hiểu nhau, do cô ấy bị câm điếc từ nhỏ nên hai người gặp rất nhiều khó khăn khi nói chuyện. Cô ấy chỉ có thể nói chuyện thông qua ngôn ngữ ký hiệu bằng đôi tay. Lúc đó, tôi toàn phải nhờ bố mẹ người yêu “phiên dịch” lại lời nói từ hành động. Sau này để nói chuyện và hiểu nhau nhiều hơn, tôi phải học mót lớp ngôn ngữ cho người khiếm thính”, anh Thu chia sẻ.

Có thể nói, những khiếm khuyết đã kéo gần hai người lại với nhau và bắt đầu chuyện tình yêu của họ vào năm 2008. Sau khi yêu nhau được 2 năm, anh Thu quyết định ngỏ lời cầu hôn chị trong dịp sinh nhật. Anh Thu kể, sinh nhật chị năm thứ 2 yêu nhau, cả hai cùng đi biểu diễn ở Mai Châu (Hòa Bình) và anh đã tặng sinh nhật chị chiếc nhẫn cưới thay cho lời muốn nói: “Em có đồng ý lấy anh không?".

19-01-13_nh-nguyen-vn-thu-hnh-phuc-cnh-nguoi-vo-bi-cm-diec-bm-sinh-cu-minh
Ảnh cưới của vợ chồng anh Thu

“Mình nhớ mãi hôm đó sinh nhật vợ trên nhà sàn Mai Châu. Trong lúc đồng nghiệp, trưởng đoàn cắt bánh sinh nhật thì mình đưa chiếc hộp be bé tặng vợ. Cô ấy không hề biết bên trong là gì. Món quà của mình bé nhất nhưng lại có ý nghĩa nhất. Đến khi cô ấy về mở ra sau mới hỏi mình tại sao lại tặng nhẫn. Mình nói rằng: “Anh muốn lấy em làm vợ, làm bạn đi hết cuộc đời này. Em có đồng ý không? Và cô ấy đã gật đầu đồng ý”, anh Thu nở nụ cười khi nhớ lại.

Những tưởng hạnh phúc đã đến sau cái gật đầu của chị Mai nhưng ông trời dường như vẫn muốn thử thách tình yêu của cả hai người. Khi anh Thu về nhà chị Mai ra mắt, anh nhận sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình chị.

“Tôi thấy bản thân nhỏ bé, yếu ớt nên không nghĩ sẽ lấy được vợ. Để đến được với người vợ của mình là cả một quá trình thuyết phục gia đình bên nhà ngoại”, anh Thu nhớ lại.

Không chịu chùn ý chí và từ bỏ hạnh phúc của đời mình, anh chị đã bàn kế hoạch giả có thai. Cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười khi bố mẹ chị Mai gật đầu đồng ý và chúc phúc đám cưới của anh chị vào cuối năm 2009.
 

Hạnh phúc giản dị

Sau khi kết hôn, cuộc sống vợ chồng anh Thu vẫn còn nhiều vất vả. Thế nhưng họ vẫn cùng nhau cố gắng xây dựng một mái ấm gia đình. Hiểu được sự vất vả khi theo đoàn đi biểu diễn, anh Thu quyết định đi học nghề sửa chữa điện thoại ở Trường Đại học Bách Khoa. Còn chị Mai cũng nghỉ, về làm công ty may ở gần nhà.

“Ngày mới cưới nhau, những lần hai vợ chồng dắt nhau đi chơi, nhiều người không biết lại cứ trêu đùa, chọc ghẹo như “hai chị em hay hai mẹ con đi đâu thế” khiến vợ chồng tôi bối rối, ngượng ngùng. Sau này, hai vợ chồng cũng dần quen”, anh Thu chia sẻ.

19-01-13_nh-nguyen-vn-thu-vui-du-ben-cnh-co-con-gi-be-bong-hon-1-nm-tuoi-cu-minh
Anh Thu và con gái

Cuộc sống ấy cứ bình dị trôi qua và vào tháng 8/2016, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng anh Thu hạnh phúc chào đón cô công chúa nhỏ - bé Nguyễn Hà My chào đời. Đối với những người khuyết tật như anh chị, hạnh phúc bình dị ấy chẳng tiền bạc nào mua nổi.

"Cuộc sống của vợ chồng mình giờ đây đơn giản lắm, có công ăn việc làm, có thu nhập mỗi ngày và ngày ngày được ngắm con yêu lớn lên. Con chính là động lực để vợ chồng mình cùng nhau cố gắng. Dù là người khiếm khuyết nhưng vợ chồng mình sẽ mang tất cả tình yêu thương để chăm sóc, nuôi dạy con thành người có ích sau này", anh Thu chia sẻ.

(Kiến thức gia đình số 5)

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.