| Hotline: 0983.970.780

Hành trình đưa huyện biên giới về đích nông thôn mới

Chủ Nhật 19/12/2021 , 15:19 (GMT+7)

Từ một huyện nghèo nhất tỉnh, sau 10 năm xây dựng NTM, Bù Đốp đang trong lộ trình trở thành huyện biên giới đầu tiên của Bình Phước về đích nông thôn mới.

“Lấy sức dân để làm lợi cho dân”

Huyện Bù Đốp được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2003 trên cơ sở tách ra từ huyện Lộc Ninh (theo Nghị định 17/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ).

Là huyện miền núi, biên giới có tổng diện tích tự nhiên 37.926 ha, dân số tính đến cuối năm 2012 là 54.365 người, trong đó có 16 đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,3%. Huyện có 6 xã (Hưng Phước, Phước Thiện, Thiện Hưng, Thanh Hòa, Tân Tiến, Tân Thành, 1 thị trấn (TT. Thanh Bình), đường biên giới dài 73,3 km, giáp với Vương quốc Campuchia.

Xác định xây dựng NTM chính là cơ hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, chính quyền địa phương đã tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện. Ảnh: Trần Trung.

Xác định xây dựng NTM chính là cơ hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, chính quyền địa phương đã tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện. Ảnh: Trần Trung.

10 năm trước, nói tới chuyện xây dựng nông thôn mới ở huyện Bù Đốp không ít người cho là ý tưởng hão huyền. Bởi lẽ khi ấy, số tiêu chí bình quân ở đây mới chỉ đạt chưa đầy 3 tiêu chí/xã, cả huyện không có xã đạt trên 5 tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 30%. 6/6 xã xây dựng NTM đều là xã biên giới, có xuất phát điểm thấp như nhau. Chưa kể lũ lụt, hạn hán, mưa đá, lốc xoáy thường xuyên xảy ra khiến việc thực hiện chương trình mục tiêp quốc gia về xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn.

Địa phương chú trọng phát huy nội lực 'lấy sức dân để làm lợi cho dân', từ đó thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM. Ảnh: Trần Trung.

Địa phương chú trọng phát huy nội lực “lấy sức dân để làm lợi cho dân”, từ đó thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM. Ảnh: Trần Trung.

Tuy nhiên, với nhận thức, xây dựng NTM chính là cơ hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; là sức bật tạo nên diện mạo mới cho quê hương…, Bù Đốp đã quyết tâm bắt tay vào NTM theo chiều sâu và hướng đến sự bền vững; đồng thời xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của NTM, địa phương chú trọng phát huy nội lực “lấy sức dân để làm lợi cho dân”; tạo hứng khởi và niềm tin cho nhân dân bằng cách: mọi công việc đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Với cách làm này, từ chỗ hiểu rõ quyền lợi được hưởng, người dân đã bảo nhau thực hiện trách nhiệm trong việc đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất, hiến cây để xây dựng NTM.

Tuyến giao thông liên xã vừa được bàn giao và đưa vào sử dụng trong năm 2021. Ảnh: Trần Trung.

Tuyến giao thông liên xã vừa được bàn giao và đưa vào sử dụng trong năm 2021. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, trong giai đoạn 2010-2020, Nhân dân đã đóng trên 46 tỷ đồng (tiền, ngày công và hiến đất giải phóng mặt bằng…) để thực hiện 98 km đường; lắp đặt các trụ đèn đường chiếu sáng với chiều dài 30,5 km; triển khai phát quang trên 230 km các tuyến đường trục chính; xây dựng 225 lò đốt rác và triển khai thực hiện 10 đoạn đường hoa...

Đặc biệt, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021, nhân dân đã đóng trên  5 tỷ đồng thực hiện 21,66 km đường bê tông nhựa, 4,6 km đường sỏi nhỏ, lắp đặt các trụ đèn đường chiếu sáng với chiều dài 11,4 km…

Một góc trung tâm hành chính huyện Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Một góc trung tâm hành chính huyện Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Nhiều người con xa quê lâu năm nay trở về, không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến hệ thống điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế khang trang, kiên cố; cây xanh, rãnh thoát nước, biển báo an toàn giao thông được xây dựng đồng bộ trên các tuyến đường…

Quả ngọt từ gian khó

Nếu như hệ thống đường giao thông được xem là yếu tố tạo nên “diện mạo mới” của Bù Đốp trong xây dựng NTM, thì những đổi mới trong sản xuất nông nghiệp lại chính là yếu tố cơ bản để làm nên “sức sống mới” cho địa phương này.

Nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển doanh nghiệp… ra đời; đồng thời, huyện cũng xác định phát triển kinh tế hợp tác xã là một giải pháp căn cơ nâng giá trị ngành nông nghiệp.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp tập huấn chuyển giao KH-KT về trồng lúa thơm chất lượng cao ST 24 cho người dân địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp tập huấn chuyển giao KH-KT về trồng lúa thơm chất lượng cao ST 24 cho người dân địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Từ một huyện thuần nông, sau 10 năm xây dựng NTM, Bù Đốp đã thành lập được 21 HTX nông nghiệp tăng 17 HTX so với 2010, chỉ tính riêng trong năm 2021 đã có 3 HTX ra đời cùng hàng trăm tổ hợp tác đã và đang sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP liên kết với doanh nghiệp.

Hầu hết các hợp tác xã hoạt động hiệu lực, hiệu quả đem lại doanh thu từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người từ dưới 21 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 lên trên 40 triệu đồng/người/năm.

Vườn bưởi được đầu tư bài bản của HTX bưởi da xanh Global Gap Bù Đốp góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Vườn bưởi được đầu tư bài bản của HTX bưởi da xanh Global Gap Bù Đốp góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Theo ông Nguyễn Anh Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đốp, trong giai đoạn hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn là lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên phát triển của Bù Đốp. Nhằm hỗ trợ phát triển và nâng giá trị ngành nông nghiệp, Bù Đốp đang đẩy mạnh thu hút đầu tư lĩnh vực chế biến nông sản để khai thác tối đa tiềm năng vùng nguyên liệu tại địa phương.

Đặc biệt, một trong ba Chương trình đột phá theo Nghị quyết Đảng bộ huyện Bù Đốp lần thứ XI đã đề ra là: Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng an toàn, bền vững gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm giai đoạn 2020-2025.

2 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương đã vinh dự được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Ảnh: Trần Trung.

2 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương đã vinh dự được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, cùng với chuyển đổi cây trồng theo hướng an toàn, bền vững gắn với khoa học công nghệ để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, Bù Đốp chú trọng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP, GlobalGAP để hướng tới mỗi xã có ít nhất một sản phẩm đặc trưng. Huyện cùng tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân để có thể ứng dụng công nghệ, xây dựng chuỗi giá trị và thương hiệu cho nông sản.

Sau 10 năm xây dựng NTM, nhìn lại, chính quyền và nhân dân huyện Bù Đốp tự hào với con số 5/6 xã về đích NTM, xã còn lại đã đạt 16/19 tiêu chí, đến hết năm 2021 toàn huyện chỉ còn 217 hộ nghèo/16.313 hộ dân.

Huyện xác định, xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Để giữ vững thành quả và nâng chất NTM, địa phương tiếp tục thực hiện linh hoạt các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến tìm hiểu, chủ động kiến nghị với UBND tỉnh và các sở ngành có các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất; đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch; đảm bảo an ninh trật tự...

"Chúng tôi cũng đã thành lập Hội Doanh nghiệp huyện để tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy hợp tác, tạo ra kênh kết nối xúc tiến hữu hiệu trong thu hút đầu tư vào địa phương, nhất là chế biến sâu nông sản”, ông Nguyễn Anh Tài khẳng định.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.