| Hotline: 0983.970.780

Hành trình hơn 10 năm đưa An Biên thành huyện nông thôn mới

Thứ Sáu 24/03/2023 , 16:44 (GMT+7)

Kiên Giang Hơn 10 năm qua, An Biên tập trung phát triển sản xuất, xác định đây là cốt lõi để nâng cao thu nhập cho người dân, tạo tiền đề trở thành huyện nông thôn mới.

Phát triển kinh tế đa dạng

Huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) có bờ biển dài 21 km, chạy dài từ cửa sông Cái Lớn đến rạch Xẻo Quao, có tiềm năng khá lớn về khai  thác và nuôi trồng thủy sản. Ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú, có nhiều loại hải sản có giá trị cao như tôm, cua, sò, cá, mực...

Đến nay, An Biên đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang hoàn tất các thủ tục để sớm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm nay. Ảnh: Trung Chánh.

Đến nay, An Biên đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang hoàn tất các thủ tục để sớm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm nay. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trang Minh Tú, Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên cho biết, quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện xác định phát triển sản xuất là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân. Những năm qua, An Biên đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang một vụ tôm, một vụ lúa (tôm – lúa) mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Huyện có tiềm năng về khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, trong đó diện tích nuôi thả thủy sản các loại là gần 30.000 ha/năm, riêng diện tích nuôi tôm - lúa là trên 24.000 ha. Về sản xuất lúa, đã xây dựng được nhiều cánh đồng sản xuất đạt chứng nhận lúa hữu cơ trong mô hình lúa – tôm, với diện tích trên 300 ha tại các Hợp tác xã Bào Trâm (xã Nam Yên), Nam Quý (xã Đông Thái) và Mương 40 (xã Tây Yên A).

Thời gian qua, huyện An Biên đã vận dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, lồng ghép với nguồn vốn các chương trình mục tiêu, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn huy động nhân dân đóng góp để bố trí theo hướng ưu tiên cho các nội dung trọng điểm của địa phương, với tổng kinh phí đã thực hiện hơn 1.135 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp gần 42 tỷ đồng, các nguồn huy động khác gần 100 tỷ đồng. Đến nay, An Biên đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang hoàn tất các thủ tục để sớm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm nay.

Ngoài ra, huyện có diện tích bãi bồi ven biển để nuôi sò huyết, với tổng diện tích trên 5.200 ha, với sản lượng khoảng trên 16.000 tấn mỗi năm. Có nhiều mô nuôi có hiệu quả như Tổ hợp tác Nuôi sò ấp 7 Biển xã Nam Thái A, Tổ hợp tác nuôi cua biển ấp Ba Biển B đạt chứng nhận VietGap. Mô hình nuôi sò, vẹm xanh bãi bồi ven biển xã Nam Thái, cá bóng mú, cá chẽm của Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng Biển Tây đạt chứng nhận sản phẩm OCOP. Mô hình nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao ấp Ba Biển xã Nam Yên cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Hơn 10 năm qua, An Biên tập trung phát triển sản xuất, nổi bật là mô hình tôm - lúa, xác định đây là cốt lõi để nâng cao thu nhập cho người dân, tạo tiền đề trở thành huyện nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Hơn 10 năm qua, An Biên tập trung phát triển sản xuất, nổi bật là mô hình tôm - lúa, xác định đây là cốt lõi để nâng cao thu nhập cho người dân, tạo tiền đề trở thành huyện nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Hằng năm, huyện triển khai các chương trình, dự án ứng dụng khoa học công nghệ, lồng ghép xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã với nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Qua đó, đã triển khai 12 Dự án “Cánh đồng lớn” với diện tích 1.200 ha thực hiện 2 vụ/năm, 45 điểm Mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Có 12 mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Nâng cao giá trị nông sản từ OCOP

Theo Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên Trang Minh Tú, bên cạnh phát triển các mô hình sản xuất, huyện còn tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Kết quả, đến nay toàn huyện có 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao gồm các sản phẩm như: Cá bống mú, cá chẽm, tôm, cua, sò huyết, vẹm xanh, khô cá lóc, cá sặc, mắn cá đồng, mắn ruốc… trên địa bàn 8/8 xã.

Trong những năm qua, UBND các xã đã tập trung chỉ đạo ưu tiên các chính sách để hỗ trợ cho phát triển sản xuất trên địa bàn. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, các mô hình có hiệu quả như mô hình cánh đồng lớn trên lúa, nuôi tôm - lúa, nuôi tôm - cua - lúa, nuôi vịt biển thương phẩm, nuôi lươn không bùn, nuôi chim yến… tập trung phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Khuyến khích liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

Sò huyết nuôi ở bãi bồi ven biển và nuôi dưới tán rừng là đặc là đặc sản của huyện An Biên, đã phát triển thành sản phẩm OCOP mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Sò huyết nuôi ở bãi bồi ven biển và nuôi dưới tán rừng là đặc là đặc sản của huyện An Biên, đã phát triển thành sản phẩm OCOP mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Toàn huyện có 32 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, với 1.834 thành viên, tổng diện tích là 3.036ha. Hoạt động chủ yếu của các hợp tác xã là cung ứng dịch vụ bơm tưới, cày xới, thu hoạch, dịch vụ gieo sạ, phun xịt, liên kết bao tiêu sản phẩm… Từ đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng đồng bộ hơn vào sản xuất, giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận so với hộ cá thể bên ngoài.

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện thực hiện liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp đầu vào và chế biến, tiêu thụ nông sản. Nhiều hợp tác xã tham gia chương trình xây dựng cánh đồng lớn sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao. Từ đó, giúp nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đến năm năm 2022 thu nhập bình quân đầu người của các xã đạt từ 54 triệu đồng trở lên.

KIÊN GIANG CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.