| Hotline: 0983.970.780

Hành trình mang mái ấm Syngenta đến với người nghèo

Thứ Ba 22/01/2019 , 14:35 (GMT+7)

Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, đoàn công tác của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam lại đến trao mái ấm cho những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

11-16-21_photo_2_-_nhn_vien_syngent_viet_nm_tro_tng_o_m_cho_tre_em_ngheo_ti_lng_son_
Nhân viên Syngenta Việt Nam trao tặng áo ấm cho trẻ em nghèo tại tỉnh Lạng Sơn

Lần này, điểm đến của chúng tôi là một số hộ nghèo ở tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Cao Bằng, Lạng Sơn và Sơn La.
 

Những ngôi nhà hạnh phúc

Chúng tôi đến nhà anh Mang Vành, người dân tộc K’ho ở thôn Tân Điền, Phan Điền, Bắc Bình, Bình Thuận. Là một trong những hộ người dân tộc thiểu số khó khăn nhất của thôn, chỉ với 2 sào ruộng, anh Mang Vành phải bươn chải nuôi vợ và con nhỏ. Hết đi làm thuê, khi rảnh anh lại lên rừng lấy măng, rau cháo qua ngày. Công việc bập bõm của anh không mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình, trong khi "người khôn, của khó". 

Vậy mà nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, anh xây được một căn nhà tuy nhỏ nhưng khang trang, vững chãi để ổn định cuộc sống và an tâm sản xuất.

Đón chúng tôi trong căn nhà mới còn chưa hết mùi vôi vữa, anh Mang Vành nhớ lại: "Lần đầu khi cán bộ thăm nhà tôi, nhà tôi chỉ là một gian nhà tạm bợ, gọi là có chỗ chui ra chui vào. Nhà dột gần hết, những ngày mưa nước nhỏ tong tong vào cả đầu giường. Vậy mà giờ tôi và vợ con được sống trong một căn nhà chắc chắn, khang trang thế này. Thật không biết nói gì để diễn tả sự vui mừng của chúng tôi."

Anh Mang Vành cho biết ngoài số tiền 40 triệu đồng mà công ty Syngenta hỗ trợ, chính quyền địa phương và bà con xung quanh cũng giúp đỡ anh rất nhiều. Người không có của thì góp công. 

Khi đoàn chúng tôi đến, nhiều người trong thôn cũng đến chia vui cùng anh Mang Vành. Ông Mang Gia - trưởng thôn Phan Điền động viên: "Có nhà rồi, giờ yên tâm làm ăn, kiếm tiền cho con được học hành đàng hoàng, bằng bạn bằng bè, Mang Vành nhỉ?".

Anh Mang Vành cười bẽn lẽn. Nhìn đứa con trai nhỏ, anh Mang Vành bùi ngùi: "Nhà nghèo, mấy bộ quần áo nó mặc toàn là đồ xin lại của các anh, chị họ hàng. Tôi nghĩ ăn chả đủ, chắc cũng chẳng cho nó học hành gì. Giờ tôi nghĩ lại rồi. Đời mình đã khổ, đời con phải đỡ hơn...”.
 

Nhìn niềm vui giản dị của họ, chúng tôi thấy thật ấm lòng...

Ngược lên các tỉnh miền Bắc vào những ngày đông rét đậm, rét hại, chúng tôi đến nhà anh Nông Văn Điền ở xóm Đỏng Hủ - thị trấn Thanh Nhật, Hạ Lang, Cao Bằng. Cái rét của miền Bắc đúng là như thấm vào da thịt. 

Mời chúng tôi vào nhà, anh Điền kể trước đây nếu đến nhà anh, ngồi trong nhà cảm giác còn lạnh hơn cả ở ngoài đường. Cái gió hun hút cứ theo vào những mảng bạt trống hoác. Ai đến nhà anh cũng lắc đầu cám cảnh vì căn nhà xiêu vẹo, chực đổ ụp khi có gió to. Nhưng kinh tế khó khăn, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo mấy năm liền, anh còn ở với bố mẹ, anh em. 5 - 6 người cùng ở trong căn nhà xiêu vẹo ấy.

Nhờ sự hỗ trợ của chương trình "Mái ấm Syngenta" và chính quyền cũng như người dân địa phương, anh Điền đã có một căn nhà ấm áp đúng như mơ ước. Không quá rộng nhưng ít ra bố mẹ, anh em còn có chỗ nằm ngủ đàng hoàng, tránh gió lùa trong mùa đông rét mướt. Trong ánh mắt mọi người đều không giấu được niềm vui lấp lánh.

11-16-21_photo_1_-_di_dien_syngent_v_chinh_quyen_di_phuong_tro_tng_cn_nh_moi_khng_trng_cho_nh_nong_vn_dien_
Đại diện Syngenta Việt Nam và chính quyền địa phương trao tặng căn nhà mới khang trang cho anh Nông Văn Điền

Đi cùng đoàn chúng tôi, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng cho biết: "Trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình trạng đói nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân, tuy nhiên, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đánh giá cao chương trình "Mái ấm Syngenta". Nhờ chương trình mà thêm nhiều hộ nghèo có nhà ở. Tôi hy vọng hoạt động này được duy trì đều đặn để thêm nhiều người dân vùng cao, khó khăn của tỉnh có được mái ấm".
 

Cần lắm những tấm lòng

Năm nay đã là năm thứ tám chương trình "Mái ấm Syngenta" được triển khai. Kể từ khi được khởi xướng vào năm 2010, đã thành thông lệ, cứ đến thời điểm cận Tết Nguyên đán, Syngenta Việt Nam lại thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa vì người nghèo giúp họ có một cái Tết ấm áp và đầy đủ.

Đến nay, thông qua chương trình, gần 100 mái ấm đã được trao cho nông dân nghèo trên cả nước và dự kiến đến 2020, 120 căn nhà sẽ được xây dựng. Chỉ riêng trong năm 2018, Syngenta đã hỗ trợ xây dựng 12 căn nhà tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Bình Thuận, Lâm Đồng, mỗi căn 40 triệu đồng.

Có thể thấy bên cạnh việc đưa ra các giải pháp và công nghệ tiên tiến về nông dược và hạt giống giúp người nông dân nâng cao năng suất và gia tăng thu nhập, để mang tiềm năng cây trồng vào cuộc sống, Syngenta cũng hết sức chú trọng đến các hoạt động xã hội. Từ những gì mắt thấy, tai nghe trong những chuyến đi thực tế, nhân viên của Syngenta hiểu rằng còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Mỗi nhân viên Syngenta đều tự nguyện đóng góp một phần lương của mình để giúp đỡ những hoàn cảnh còn gặp nhiều thiếu thốn, khó khăn. Dù biết sự đóng góp của mình còn nhỏ bé, nhưng các nhân viên Syngenta gửi gắm trong đó sự sẻ chia và những tình cảm chân thành, ấm áp.

Trong những chuyến đi, ngoài việc trao nhà cho các hộ nghèo, công ty Syngenta còn trao tặng 5 máy lọc nước cho các trường tiểu học ở Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn giúp các em học sinh có nguồn nước uống trong lành. Các cán bộ, nhân viên Syngenta đã trao tặng 300 chiếc áo ấm cho các em học sinh nghèo tại các địa phương. Nhiều phần quà Tết cũng được gửi đến các hộ nông dân với mong muốn họ đón một cái Tết đủ đầy, một mùa xuân nhiều hy vọng.

Ông Hoàng Thế Anh, đại diện chính quyền thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, Cao Bằng chia sẻ: "Chúng tôi rất biết ơn Syngenta vì những niềm vui mà công ty mang đến cho người dân ở địa phương. Những món quà mà công ty tặng cho người dân trong dịp Tết không chỉ có ý nghĩa vật chất, mà còn là sự động viên tinh thần lớn lao, giúp các hoàn cảnh khó khăn có niềm tin vào cuộc sống và có thêm nghị lực vươn lên."

Lê Thị Khánh Hòa, Giám đốc Quản trị bền vững Công ty TNHH Syngenta Việt Nam cho biết: "Syngenta thấu hiểu rằng ngôi nhà là mơ ước của hàng ngàn hộ nông dân nghèo tại Việt Nam.

Chúng tôi rất tự hào được góp phần giúp đỡ họ thực hiện ước mơ đó. Với những mục tiêu và khát vọng là mang những giải pháp và công nghệ tiến tiến về giống và bảo vệ thực vật giúp nông dân nâng cao năng suất và gia tăng thu nhập, việc sẻ chia với cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn là một sứ mệnh mà công ty cần thực hiện.

Mỗi chuyến đi cũng mang lại nhiều kinh nghiệm sống thực tế cho cán bộ, công nhân viên của Syngenta, giúp chúng tôi hiểu rằng còn rất nhiều những hoàn cảnh cần sự sẻ chia, và chúng tôi sẽ nỗ lực mang nhiều mái ấm hơn nữa đến cho các hộ nghèo".

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm