Điều này được coi là rất quan trọng đối với sự phục hồi của nền kinh tế Afghanistan vốn bị tàn phá bởi chiến tranh.
Kể từ chuyến hàng đầu tiên của hạt thông Afghanistan đến Trung Quốc, Ủy ban Xúc tiến Thương mại và Kinh tế Ả Rập - Trung Quốc tại Kabul liên tục nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn WeChat và email với yêu cầu tìm hiểu thêm về các kênh vận chuyển liên kết với Trung Quốc.
Sau khi Mỹ rút quân vào tháng 8, tình trạng khó khăn kinh tế của Afghanistan tiếp tục nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là trong bối cảnh gần 10 tỷ USD tài sản thuộc Ngân hàng Trung ương Afghanistan bị các nước phương Tây đóng băng, chuyến hàng hạt thông của Afghanistan sang Trung Quốc trở thành bước đột phá hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế quy mô lớn đầu tiên của quốc gia Trung Á này.
Hồi tháng 6/2018, Trung Quốc và Afghanistan ký một thỏa thuận về việc xuất khẩu hạt thông của Afghanistan sang Trung Quốc, và "hành lang vận chuyển hàng không hạt thông" cũng chính thức ra mắt. Afghanistan xuất khẩu hơn 1.000 tấn hạt thông mỗi năm. Tính đến tháng 11 năm nay, chỉ có Trung Quốc nối lại buôn bán hạt thông với Afghanistan.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, Afghanistan có kế hoạch xuất khẩu hơn 2.000 tấn hạt thông sang Trung Quốc trong năm 2021. Theo thông tin từ Văn phòng Thương mại Quốc gia Afghanistan, các chuyến bay chở hạt thông đã được lên lịch cho đến tháng sau.
Quả thông cần ba năm kể từ khi nở hoa đến khi chín, mỗi quả chỉ tạo ra một số lượng hạn chế các hạt có thể ăn được. Giai đoạn ra hoa của quả thông Afghanistan có thể kéo dài trong năm tuần và thường được thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm sau đó. Thường phải mất một tháng sau khi hạt thông chín, được hái và vận chuyển đến nhà máy chế biến, và có thể được chuyển đến Trung Quốc vào tháng 11.
Hạt thông là nông sản chủ yếu được xuất khẩu từ Afghanistan sang Trung Quốc và cũng là một nguồn thu nhập quan trọng của nông dân cũng như chính phủ Afghanistan. Nhưng việc thiếu thị trường lao động phát triển và năng lực vận tải đã hạn chế doanh thu tiềm năng.
Với điều kiện các tiêu chuẩn an toàn được đáp ứng, bí quyết và máy móc nông nghiệp của Trung Quốc có thể được triển khai để hỗ trợ nông dân Afghanistan. Ngoài ra, các dự án của tập đoàn do Trung Quốc tham gia bắt đầu thảo luận với các sở nông nghiệp địa phương và nông dân.
Theo dữ liệu chính thức thu được từ Bộ Nông nghiệp Afghanistan, 72% dân số Afghanistan tham gia vào nông nghiệp hoặc chăn nuôi đại diện cho ngành kinh tế huyết mạch của quốc gia. Nhưng mức độ hiệu quả và cơ giới hóa thấp thường đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước là một thách thức, chưa nói đến việc xây dựng một ngành công nghiệp xuất khẩu cho các sản phẩm này.
Việc trồng hạt thông có thể thay đổi nền kinh tế nông nghiệp Afghanistan và chấm dứt lịch sử sản xuất thuốc phiện.
Afghanistan đang chuyển xuất khẩu hạt thông từ châu Âu sang Trung Quốc. Hướng đi này có thể giúp Afghanistan vượt qua tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay và có thể trở thành chất kết dính cho thương mại quốc tế trong tương lai của nước này.
Mong đợi của các doanh nhân Afghanistan
"Việc xuất khẩu hạt thông sang Trung Quốc được nối lại đã khuyến khích các thương nhân địa phương đầu tư hơn nữa vào loại hạt mang lại lợi nhuận để tăng thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho những người khác", Noor Mohammad, một thương nhân Afghanistan cho biết.
"Tôi đã thuê khoảng 120 người để thu gom và làm sạch hạt thông mỗi ngày", Mohammad, một cư dân ở tỉnh Laghman, miền đông Afghanistan, nói với Tân Hoa xã.
Mohammad, 42 tuổi, mô tả Trung Quốc là một thị trường sinh lợi cho hạt thông Afghanistan và hoan nghênh việc nối lại xuất khẩu loại hạt mang lại lợi nhuận qua đường hàng không sang thị trường tỷ dân.
“Việc xuất khẩu hạt thông sang Trung Quốc khiến giá hạt tăng lên, nếu không giá sẽ giảm và những người buôn bán hạt thông sau đó sẽ bị thiệt hại”, một doanh nhân địa phương cho biết.
“Xuất khẩu nhiều hạt thông sang Trung Quốc hơn nữa sẽ phục vụ lợi ích kinh tế của chúng tôi tại nội địa”, Mohammad nói. "Với sự gia tăng xuất khẩu hạt thông sang Trung Quốc, giá hạt sẽ tăng và nhiều thương nhân địa phương sẽ được khuyến khích đầu tư thêm vào ngành này".
Đồng tình với Mohammad, Rahimulla (38 tuổi), một thương nhân người Afghanistan khác, cho biết: "Hạt thông xuất khẩu sang Trung Quốc đã làm dấy lên hy vọng của các thương nhân địa phương đầu tư vào loại hạt có lãi và đó là lý do tại sao tôi đã thuê khoảng 150 người trả lương theo ngày để phục vụ xuất khẩu", Rahimullah nói với Tân Hoa xã.
“Mong muốn tha thiết của tôi là xuất khẩu hạt thông sang Trung Quốc vì xuất khẩu nhiều hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn sẽ cải thiện tình hình kinh tế và điều kiện sống của chúng tôi", Rahimullah chia sẻ.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Program - WFP), hơn 22 triệu trong tổng số khoảng 35 triệu dân của Afghanistan sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trong mùa đông tới. Xuất khẩu hạt thông sang Trung Quốc mang lại cơ hội thay đổi sự khắc nghiệt này.
Cây thông lấy hạt chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía đông Laghman, Nangarhar, Kunar, Kapisa, Nuristan, Khost, Paktia và Paktika, nơi có hàng nghìn người bao gồm cả phụ nữ tham gia trực tiếp và gián tiếp vào công việc kinh doanh.