| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang: Diện tích mía bị ngập úng tăng nhanh

Thứ Tư 10/10/2018 , 09:02 (GMT+7)

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có hàng ngàn ha mía ở huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh bị ngập, úng, đang cần thu hoạch gấp để tránh thiệt hại.

16-32-39_img_1719
Triều cường kết hợp với nước lũ làm hàng ngàn ha mía ở Hậu Giang bị ngập úng từ 10-20 cm

Nguyên nhân, do mấy ngày qua triều cường dâng cao, kết hợp với nước lũ thượng nguồn đổ về, làm diện tích mía bị ngập tăng nhanh.

Trong đó, nặng nhất là huyện Phụng Hiệp, đã ghi nhận có hơn 3.000/6.500ha mía chưa thu hoạch bị nước ngập tràn mặt liếp từ 10-20 cm. Đến nay, có 120ha đã có dấu hiệu bị thiệt hại do bị ngập lâu ngày. Trong số diện tích mía bị thiệt hại thì có 27,6ha mía ở xã Tân Long và hơn 15ha mía ở xã Hòa An bị thiệt hại trên 70%.

Ngoài áp lực thu hoạch mía chạy lũ, nông dân trồng mía còn gặp khó khăn về đầu ra, giá bán mía đang ở mức rất thấp. Hiện thương lái thu mua mía tại vùng nguyên liệu trọng điểm Phụng Hiệp chỉ từ 600 - 650 đồng/kg đối với mía chất lượng tốt. Riêng những nơi mía đã khô đọt do bị ngập nước thì thương lái chỉ mua với giá từ 400 – 500 đồng/kg. Trong khi đó, công thu hoạch lại tăng hơn mọi năm, hiện ở mức 190.000 - 200.000 đồng/tấn. Tính ra, nông dân trồng mía vụ này bị thua lỗ từ 10 – 15 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, diện tích mía bị ngập úng của tỉnh tăng nhanh trong mấy ngày qua chủ yếu là do triều cường, còn bị ngập do nước lũ thống kê khoảng 500ha. Để gấp rút tiêu thụ mía chạy lũ cho nông dân, hiện cả 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh (gồm nhà máy của Lusuco và 2 nhà máy của Casuco) đã vào vụ ép, trung bình mỗi ngày tiêu thụ được 10.500 tấn mía cây. Theo đó, sẽ ưu tiêu tiêu thụ mía cho những vùng đang bị ngập úng trước, nhất là những khu vực bị ngập sâu do nằm ngoài đê bao và đã bị ngập nhiều ngày để giảm thiểu thiệt hại.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.