| Hotline: 0983.970.780

Hậu trường festival

Thứ Tư 22/12/2010 , 10:50 (GMT+7)

Ngày nay, các lễ hội cũng được quy mô hóa để phù hợp với đời sống hiện đại. Và, để tạo nên những lễ hội như vậy, hậu trường của nó cũng khá nhiều chuyện thú vị.

Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa dân tộc Việt từ ngàn xưa đến nay. Ngày nay, các lễ hội cũng được quy mô hóa để phù hợp với đời sống hiện đại. Và, để tạo nên những lễ hội như vậy, hậu trường của nó cũng khá nhiều chuyện thú vị.

Vẫn là chuyện “đầu tiên”

Hầu hết khi bàn chuyện tổng kết lễ hội thì các đơn vị tổ chức đầu tiên đều than thở chuyện… tiền đâu? Có lẽ, hoành tráng nhất nhưng khó khăn nhất trong năm 2010 là Lễ hội Gốm sứ lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh Bình Dương. Mặc dù là một trong những tỉnh giầu có nhưng kinh phí dành cho lễ hội tôn vinh ngành nghề truyền thống của tỉnh Bình Dương lại vô cùng hạn hẹp. Để ứng biến ngân sách có hạn nhưng nhu cầu quy mô phải hoành tráng, BTC đã ủy thác vào tài ứng biến của đạo diễn Lê Qúy Dương.

Đạo diễn Lê Quý Dương cho biết: Khó nhất trong quá trình thực hiện lễ hội là... kinh phí. Khó khăn nhất của chúng tôi là xử lý sân khấu sao phù hợp với diện tích quá lớn của sân vận động tỉnh trong hoàn cảnh tài chính eo hẹp bởi festival này chỉ có một nhà tài trợ là Becamex với kinh phí ít ỏi. Mà thông tin bên lề cho biết doanh nghiệp gốm không mặn mà quảng bá thương hiệu bởi sản phẩm lâu nay chủ yếu là xuất khẩu và họ đều đã có nguồn (80% gốm Việt Nam xuất ra nước ngoài là của tỉnh Bình Dương).

 Vị đạo diễn này nói tiếp: Ông bà có câu “cái khó ló cái khôn” chẳng sai. Chúng tôi thân chinh đến từng lò gốm, xưởng gốm vận động, và hạnh phúc thay, với ý nghĩa tôn vinh ngành nghề truyền thống cũng như tôn vinh các nghệ nhân gốm, Festival gốm sứ đã nhận được tấm lòng của các doanh nghiệp gốm nhiệt tình đến mức, sân vận động đã có lượng gốm gồm hơn 5.000 sản phẩm “ngoại lệ”, phải chở tới 20 chuyến xe tải mới hết. Số gốm ấy đủ thực hiện một triển lãm nghệ thuật sắp đặt với 2 con rồng gốm khổng lồ và một khu vườn gốm không chỉ phục vụ chương trình nghệ thuật mà còn trở thành khu vui chơi, chụp ảnh lưu niệm độc đáo cho những ai là khách tham dự lễ hội gốm sứ vừa qua! Rút cuộc festival Gốm sứ vừa qua lại là một chương trình tiêu biểu về một lễ hội.

Các yếu tố bất ngờ

Với ý nghĩa thu hút khách du lịch, lễ hội bao giờ cũng gồm nhiều chương trình hoạt động mang ý nghĩa chính trị - văn hóa, kinh tế - thương mại... Chương trình càng lớn, quy mô tổ chức càng phức tạp thì càng có nhiều sự cố bất ngờ mà đơn vị thực hiện phải thể hiện bản lĩnh tổ chức của mình.

To chuyện và nhiều sự cố nhất là Festival Huế đầu năm, khi ngày khai mạc đang gần kề thì bỗng dưng họa đến từ phía truyền thông, một vài người đã nhân danh sự bảo tồn di sản quốc gia mà lên án đơn vị thực hiện chương trình phạm tội “đánh đổi trăm năm lấy một ngày” khi di dời hàng sứ trước kỳ đài Huế khiến ban tổ chức lễ hội gặp không ít khó khăn trước dư luận.

Nhớ lại chuyện cũ, đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ: Thật sự tâm lý tôi, với tư cách đạo diễn chương trình, khi ấy vô cùng phức tạp. Ban đầu là khó chịu trước sự ấu trĩ của những người nhân danh bảo tồn di sản mà đưa thông tin sai lệch thiếu tìm hiểu ngọn nguồn. Vậy mà họ lại không thấy bức xúc khi bao cây đại thụ trăm năm bị bứng khỏi rừng đưa về trong dinh thự của các đại gia nào đó. Rồi cảm giác tự ái bởi tiền làm chương trình thì chưa được thanh toán đầy đủ mà chúng tôi đang phải hộc tốc thực hiện bao việc bởi chương trình đã cận kề mà còn bị nói ra nói vào. Từ đó cảm giác mất hứng, chán nản cứ xâm chiếm nỗi lòng.

"Thế rồi, chúng tôi cứ phải tự động viên mình rằng mọi người chú ý “soi” chương trình của mình thì mình sẽ lại càng làm cho thật hết mình để không ai khác mà chính người dân tới dự festival thấy được tâm huyết của mình. Mọi việc nhanh chóng lắng dịu khi Cty quản lý công trình đô thị cho biết hàng đại được cho là trăm tuổi ấy chính xác được trồng vào những năm 1985, 1986 cũng như các nhà khoa học khẳng định khả năng sống bình thường của loại cây này khi được trả lại vị trí cũ"- theo đạo diễn Lê Quý Dương.

Đạo diễn Lê Quý Dương cười tươi kể: Festival Huế vừa qua, chúng tôi gặp sự cố không chỉ từ phía con người mà còn thót tim cả với ông trời. Chỉ còn 10 phút nữa khai mạc, thế mà bỗng dưng ông trời trút mưa tầm tã đến mức... thủng cả cờ trên kỳ đài. Lỗ thủng to đến mức chắc chắn cả nước sẽ thấy bởi chương trình truyền hình trực tiếp. Nếu thay cờ thì phải mất ít nhất 1 tiếng. Vừa xử lý bằng cách vừa bọc gấp pháo hoa kẻo xịt vì ướt, tắt đèn kẻo chập điện cháy nổ chúng tôi vừa khẩn cấp... cho khâu lại cờ.

Xem thêm
Ninh Dương Lan Ngọc rời Việt Nam sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc xác nhận với Tiền Phong thông tin nữ diễn viên du học Australia trong vài ngày tới. Cô sẽ trở lại Việt Nam sau hai tháng nữa.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

Alexandre Polking - ứng viên sáng giá cạnh tranh vị trí HLV đội tuyển Việt Nam

HLV Kim Sang-sik đang được đồn thổi là tân HLV đội tuyển Việt Nam, nhưng theo thông tin mới nhất cựu HLV trưởng Thái Lan ông Polking cũng đang nằm trong tầm ngắm.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.