| Hotline: 0983.970.780

Hãy cứu lấy công viên Nghĩa Đô

Thứ Ba 07/08/2012 , 15:36 (GMT+7)

Mấy ngày qua tại cổng công viên Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) đang diễn ra cảnh vô cùng náo động khi 2 chiếc máy ủi-xúc cỡ lớn và gần 100 công nhân phá nát toàn bộ góc bên trái cổng chính công viên,nơi đã được quy hoạch hợp lý đang xanh tươi.

Mấy ngày qua tại cổng vào công viên Nghĩa Đô (thuộc quận Cầu Giấy,Hà Nội) đang diễn ra cảnh vô cùng náo động khi 2 chiếc máy ủi-xúc cỡ lớn và gần 100 công nhân phá nát toàn bộ góc bên trái cổng chính vào công viên,nơi đã được quy hoạch hợp lý đang xanh tươi.

 Một tường bao đang được dựng lên chiếm cả khu đất đắc địa nhất của công viên. Chỉ trong hai ngày đầu, người ta đã phá nát toàn bộ các bồn hoa cây cảnh, chặt một số cây to, tháo bỏ hơn 20 cột đèn chiếu sáng đúc bằng gang rất đẹp, vứt bỏ hàng mấy chục ghế đá …và tập kết tại đây rất nhiều xi măng, gạch cùng hàng đống đất phế thải đưa từ nơi khác đến. Đây hẳn phải là một công trình xây dựng mới hoàn toàn chứ không phải “cải tạo” như nhiều người dân xung quanh khu vực bàn tán.

Tường rào bắt đầu được dựng lên

Những người dân thường ngày dạo bộ ,tập thể dục dưỡng sinh hoặc nghỉ ngơi trong công viên thấy cảnh tượng này không khỏi xót xa. Có người bảo “đang xây khu vui chơi giải trí cho trẻ em”... Nhưng ai cũng đều bất bình trước việc tàn phá lãng phí như vậy. Nhiều người suy đoán đây là “ý đồ kinh doanh” doanh là chính chứ nào có vì trẻ em (?). Nếu vì trẻ em thì xây tại các khu dân cư chứ? Có tí đất nào trong khu dân cư thì tranh thủ xây nhà để bán hết rồi, giờ lại chiếm đất công viên để kinh doanh dịch vụ đấy mà!

Công viên Nghĩa Đô lâu nay là một trong số ít ỏi công viên cây xanh đúng nghĩa của nó còn sót lại tại Thủ đô Hà Nội (trong khi các công viên khác đều bị “dịch vụ hóa” và “thương mại hóa”). Phải chăng giờ đây người ta lại đang “xẻ thịt” nốt công viên Nghĩa Đô?

Quang cảnh bên trong công viên không được thẩm mĩ

Thiết nghĩ các nhà chức trách thừa biết rằng đã là công viên cây xanh thì không thể chứa đựng bên trong nó những khu dịch vụ kinh doanh. Và công viên cũng là một công trình kiến trúc công cộng nên không thể muốn thay đổi thế nào cũng được (?). Hơn nữa trong lúc kinh tế đang suy thoái, mọi công trình xây dựng đều phải tính đến yếu tố tiết kiệm giảm chi phí không cần thiết. Vậy tại sao không tập trung kinh phí để sửa chữa những lối đi và các hạng mục khác của công viên đang xuống cấp, lại đi phá bỏ những hạng mục đang xanh tốt như vậy?

Rất nhiều cây xanh đã bị hạ gục

Là một cư dân đã từng tham gia lao động XHCN đào hồ và xây dựng công viên trong những ngày đầu của nó, tôi thấy có nghĩa vụ phải lên tiếng cho số phận của công viên Nghĩa Đô bằng ý kiến trên.  

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm