| Hotline: 0983.970.780

Trên 764 tỷ đồng xây dựng thủy lợi vùng cao Bảy Núi

Thứ Sáu 09/04/2021 , 12:22 (GMT+7)

Dự án Cụm công trình Thủy lợi vùng cao Bảy Núi nhằm chủ động cấp nước tưới vào mùa khô cho những diện tích đất canh tác nông nghiệp gặp khó về nước tưới.

Dự án Cụm công trình Thủy lợi vùng cao Bảy Núi nhằm chủ động cấp nước tưới vào mùa khô cho những diện tích đất canh tác nông nghiệp gặp khó khăn về nước tưới. Ảnh: Lê Hoàng.

Dự án Cụm công trình Thủy lợi vùng cao Bảy Núi nhằm chủ động cấp nước tưới vào mùa khô cho những diện tích đất canh tác nông nghiệp gặp khó khăn về nước tưới. Ảnh: Lê Hoàng.

UBND tỉnh An Giang cho biết, sau khi được Bộ NN-PTNT cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án Cụm công trình Thủy lợi vùng cao Bảy Núi ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn thuộc vùng Bảy Núi, An Giang với tổng mức đầu tư trên 764 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ thuộc Kế hoạch Đầu tư trung hạn 2021-2025 do Bộ NN-PTNT quản lý và vốn đối ứng của địa phương. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm (2021 -2025).

Dự án Cụm công trình thủy lợi vùng cao Bảy Núi nhằm chủ động cấp nước tưới vào mùa khô cho những diện tích đất canh tác nông nghiệp vùng cao An Giang không để đất bạc màu qua nhiều năm mà không cánh tác được. Dự án đi vào hoạt động, sẽ cung cấp nước tưới, tiêu cho trên 4.500ha cây trồng các loại, tạo nguồn tưới cho cây hoa màu khoảng 500ha và phòng cháy rừng cho khoảng 1.200ha.

Nếu trước đây bà con nơi đây phần đông là người Khmer từ sản xuất 1 vụ lúa/năm rất bấp bênh, năng suất thấp. Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp nông dân ở vùng núi này có thể sản xuất từ  2-3 vụ/năm năng suất ổn định và cao hơn. Chuyển đổi cây trông sang trồng màu như cây khoai mỳ, đậu phộng, cây ăn quả như xoài, chuối cấy mô, quýt, cam và cây dược liệu được trồng ven các chân núi sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nước, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tăng năng suất cây trồng, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Bảy Núi, An Giang.

  • Tags:
Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Mua heo không được lại gần chuồng xem heo

BÌNH ĐỊNH Một thợ chuyên mua heo thịt tại Bình Định chia sẻ, hiện người dân không còn cho thương lái vào chuồng như trước để tránh lây lan dịch bệnh từ ngoài vào trang trại.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.