| Hotline: 0983.970.780

An Giang: 80.000 người dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi vùng cao

Thứ Ba 24/04/2018 , 08:40 (GMT+7)

Văn phòng UBND tỉnh An Giang vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thống nhất chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình NN-PTNT (chủ đầu tư) triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án. Giao Sở KH-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đối ứng của tỉnh để thực hiện dự án, bổ sung danh mục dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 7 khóa IX theo quy định. 

Dự án này nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi, tại huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Tỉnh sẽ xây dựng hệ thống công trình thoát lũ, kiểm soát lũ bằng hệ thống công trình đê bao khép kín, các cống khu vực thủy lợi vùng ven kênh, dưới đê… giảm bớt áp lực dòng chảy lũ đến sản xuất nông nghiệp, dân cư trong vùng dự án, không gây ra những biến động lớn ảnh hưởng đến sinh thái môi trường.

Chủ động cung cấp nước tưới, tiêu cho trên 4.500ha cây trồng các loại, tạo nguồn tưới cho cây hoa màu khoảng 500ha và phòng cháy rừng cho khoảng 1.200ha. Ngoài ra tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho trên 80.000 người dân và cho chăn nuôi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm