| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Phát triển thủy lợi vùng cao thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Năm 12/03/2020 , 09:27 (GMT+7)

Tỉnh An Giang đẩy mạnh dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho vùng Bảy Núi.

An Giang đẩy mạnh dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đẩy mạnh dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết: Ðể khắc phục việc thiếu nước của đồng bào vùng cao Bảy Núi vào mùa khô hạn, từ năm 2018 - 2020, An Giang đã xây dựng thêm 5 hồ thủy lợi và 3 trạm bơm điện tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, với tổng kinh phí hơn 360 tỷ đồng.

Công trình bảo đảm mức tưới là 75%, bảo đảm mức tiêu là 90%. Việc giữ được nguồn nước sẽ cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng chống cháy rừng hơn 1.200ha, sản xuất nông nghiệp trong mùa khô và điều tiết lũ trong mùa mưa thuận lợi hơn. Các công trình đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất cho 80.000 hộ dân vùng Bảy Núi. Khi chủ động nguồn nước, nông dân an tâm sản xuất, từ đó sẽ nâng cao thu nhập.

Trạm cấp nước thủy lợi vùng cao 3/2 ở huyện Tịnh Biên đang mang lại hiệu quả cao trong mùa khô. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trạm cấp nước thủy lợi vùng cao 3/2 ở huyện Tịnh Biên đang mang lại hiệu quả cao trong mùa khô. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Khanh, về lâu dài, tỉnh cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và huy động nguồn lực của địa phương tiếp tục để triển khai thực hiện đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi vùng cao ở Tri Tôn và Tịnh Biên, như: trạm bơm điện vùng cao, hệ thống thủy lợi sau hồ phục vụ diện tích 4.344 ha. Trong đó, đã thực hiện đầu tư 8 trạm bơm điện vùng cao (cấp I, cấp II và cấp III), phục vụ diện tích 3.964 ha.

Bên cạnh đó còn đầu tư 3 hệ thống thủy lợi sau các hồ chứa nước phục vụ tưới với diện tích 380ha cho diện tích đất vùng cao từ sản xuất 1 vụ lúa nhờ nước trời sang chủ động nguồn nước hồ, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ngoài ra, đang thực hiện đầu tư 2 trạm bơm, với diện tích phục vụ gần 600ha và 5 hệ thống thủy lợi sau hồ, với diện tích phục vụ 988ha. Tổng diện tích dự kiến phục vụ mới là 1.578ha.

Với đặc thù vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng, huyện Tri Tôn quy hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới, điều kiện canh tác. Trong đó, chú trọng công nghệ sản xuất mới giúp tăng năng suất, chất lượng, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra và sản xuất phù hợp với tín hiệu thị trường.

Nhờ thủy lợi vùng cao phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer từng bước được nâng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ thủy lợi vùng cao phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer từng bước được nâng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Chau Sol, nông dân ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn vui mừng cho biết: Trước đây gia đình làm lúa 1 năm chỉ sản xuất được 1 vụ đều phụ thuộc vào nước trời mưa, kiếm được 350kg/công/năm là mừng lắm rồi. Hơn 2 năm nay từ khi chủ động được nước tưới từ trạm bơm nước Ô Lâm, gia đình làm được 2 vụ lúa và 1 vụ màu/năm, năng suất lúa luôn đạt từ 600 - 700kg/công/vụ. Nhờ vậy, gia đình tôi cất được căn nhà mới, cuộc sống no ấm hơn.

Ông Trần Văn Cường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết: Hiện toàn huyện có 4 hồ chứa nước đã đưa vào hoạt động, trong đó có 3 hồ chứa nước lớn do Trung ương đầu tư xây dựng trong chương trình ứng phó với BÐKH gồm: Hồ Soài So và hồ Soài Check (xã Núi Tô), hồ Ô Thum (xã Ô Lâm), hồ Ô Tà Sóc (xã Lương Phi).

Các hồ thủy lợi này có khả năng phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp. Ðến nay, các hồ chứa nước trên vùng cao giúp nông dân chuyển từ sản xuất một vụ năng suất thấp sang sản xuất 2 - 3 vụ/năm, cho năng suất cao hơn. 

Ông Cường cho biết thêm, để tiếp tục phát huy thế mạnh nông nghiệp, huyện đang định hướng quy hoạch và tổ chức lại vùng sản xuất theo hướng phù hợp điều kiện từng vùng. Đối với đất ven triền núi, gò cao, canh tác phụ thuộc vào nước mưa khoảng 2.000ha, huyện định hướng phát triển cây ăn trái (bơ, xoài, cây có múi, mãng cầu ta, mít…) kết hợp cây dược liệu (đinh lăng, sâm bố chính, nghệ đen, nghệ vàng…).

Hồ chứa nước trên núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên vừa phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phòng chống cháy rừng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hồ chứa nước trên núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên vừa phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phòng chống cháy rừng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Riêng với đất ruộng trên, chia 3 nhóm: nhóm 1 gồm khu vực xung quanh 4 hồ chứa nước (Ô Thum, Ô Tà Sóc, Soài So, Soài Chék) với diện tích khoảng 1.000ha, trước mắt phát triển cây ăn trái và kết hợp cây dược liệu. Về lâu dài, sẽ hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái theo hướng VietGAP kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Nhóm 2 là 2.000ha có hệ thống thủy lợi ven các trạm bơm vùng cao (trạm bơm Lương Phi, Châu Lăng, An Tức, Lê Trì, Cô Tô, Ô Lâm, An Bình, Núi Nước), định hướng phát triển mô hình theo cơ cấu chuyên canh rau màu như: đậu nành rau, bắp, cây rau gia vị, rau ăn lá, đậu xanh, gừng...hoặc 2 màu - 1 lúa. Trong đó có lúa mùa đặc sản địa phương.

Nhóm 3 là đất ruộng trên thiếu nước tưới, sản xuất phụ thuộc vào nước mưa khoảng 2.000ha, trước mắt, cơ cấu mô hình 1 màu như: đậu xanh, mè, lúa mùa đặc sản địa phương. Về lâu dài, sẽ xây dựng hệ thống thủy lợi và hồ chứa nước (theo quy hoạch thêm 6 hồ), phát triển cây ăn trái, dược liệu như: tần dày lá, đu đủ lấy mủ, đinh lăng, chúc, nghệ vàng, nghệ đen… hoặc cây công nghiệp ngắn ngày như: mè, bắp lai.

Xem thêm
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Senegal còn thấp so với nhu cầu

Senegal có nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn, nhưng xuất khẩu gạo Việt Nam vào nước này còn khiêm tốn, dù Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp chính.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Lộc Trời đón nhận 3 Bằng khen của tỉnh An Giang

Sự ghi nhận của lãnh đạo địa phương là động lực lớn để Lộc Trời tiếp tục cùng nông dân phát triển bền vững trong liên kết sản xuất lúa quy mô lớn.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.