| Hotline: 0983.970.780

Heo Hoài Ân chết như ngả rạ, đẩy các đại lý thức ăn chăn nuôi bên bờ phá sản

Thứ Tư 01/03/2017 , 08:15 (GMT+7)

Người chăn nuôi heo ở huyện Hoài Ân (Bình Định) liên tục thua lỗ do heo rớt giá và dính bệnh chết hàng loạt, mất khả năng chi trả tiền mua cám nợ của các đại lý thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Những khoản nợ khổng lồ đẩy các đại lý TĂCN đến bờ vực phá sản. Các đại lý TĂCN trên địa bàn huyện đang bị dính nợ đến vài ba trăm tỷ đồng...

Trắng tay, lấy tiền đâu trả nợ!

Ở Hoài Ân, người chăn nuôi heo được các đại lý TĂCN tiếp sức bằng cách bán nợ thoải mái, đến khi nhà chuồng xuất bán heo mới thu hồi nợ. Đối với người chăn nuôi, phương thức mua bán này khiến họ rất dễ thở, bởi chỉ cần có vốn mua con giống là vô tư nuôi. Nhà chuồng hết cám đến đâu đại lý cung cấp đến đó. Nhưng với các đại lý TĂCN, phương thức mua bán này ẩn chứa nhiều rủi ro.

Theo nhận định của ngành nông nghiệp huyện Hoài Ân, từ giữa năm 2016 đến nay là giai đoạn heo rớt giá dài và sâu nhất trong mấy chục năm qua.

Theo anh Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng thôn Phú Ninh, chủ hộ chăn nuôi heo quy mô đàn 300 con, trong năm 2015, giá heo hơi có lúc cao đến 38.000đ – 40.000đ/kg thì đến quãng tháng 3 – tháng 4 năm 2016 hạ xuống còn 36.000đ – 37.000đ/kg, sau tuột dần xuống còn 33.000đ/kg, hiện nay heo đẹp nhất chỉ còn 28.000đ – 30.000đ/kg. Nhưng đó là giá của heo có trọng lượng 70kg – 80kg/con, heo 100kg/con trở lên hiện muốn bán cũng không có người mua, bởi thị trường tiêu thụ ở miền Bắc không chuộng heo to ký.

12-14-00_3
Vừa lỗ vì heo hạ giá, vừa bị chết 220 con heo, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệp đang nợ ngập đầu.

 

“Trong chuồng nhà tôi có 70 con heo do kẹt 5 đợt lũ không bán được, nuôi đến nay đã đạt trọng lượng trên 100kg/con, kêu thương lái hết tiền điện thoại cũng chẳng ai đến mua. Heo đứng ở giá 34.000đ – 35.000đ/kg người chăn nuôi mới có lời, với giá heo hiện nay thì chỉ có từ lỗ ít đến lỗ nặng. Tính bình quân, mỗi con heo người chăn nuôi bị lỗ ít nhất 600.000đ”, anh Hiệp cho hay.

Chị Lê Thị Ngọc Tuyến (48 tuổi), vợ anh Hiệp, nhẩm tính số nợ vợ chồng anh đang gánh: Ngoài khoản nợ Ngân hàng NN-PTNT 250 triệu đồng, còn nợ Ngân hàng Chính sách huyện 50 triệu, vay bà con họ hàng khoảng 400 triệu nữa. Phần lo tiền trả nợ, phần lo tiền chu cấp cho 3 đứa con đi học đại học, vợ chồng tôi rối tung cả đầu”.

Heo tuột giá, bán lỗ cũng còn cầm được đồng tiền để trả nợ cho đại lý TĂCN. Những hộ có heo dính bệnh chết cả chuồng thì không lấy đâu ra nguồn để trả tiền mua cám nợ.

12-14-00_1
Đại lý TĂCN của chị Lê Thị Ngọc Tuyến ở xã Ân Nghĩa chỉ cung cấp cho 30 hộ nuôi heo mà đã dính nợ 2 tỷ đồng.
 

Ví như trường hợp của anh Trần Văn Vân (43 tuổi) ở thôn Gia Trị, xã Ân Đức (huyện Hoài Ân), với đàn heo 300 con thường xuyên có mặt trong chuồng, mỗi năm anh mua nợ tiền cám đến hơn 1 tỷ đồng. Thời gian vừa qua, đàn heo của anh chết dần chết mòn mất 230 con, anh gần như mất khả năng trả nợ tiền cám cho đại lý TĂCN.

12-14-00_4
Bị chết 230 con heo, tài sản của anh Trần Văn Vân chỉ còn vào bầy heo con và chục heo thịt, anh mất khả năng trả nợ tiền cám cho đại lý TĂCN.

 

12-14-00_2
Mỗi năm anh Trần Văn Vân mua nợ đến hơn 1 tỷ đồng tiền cám để nuôi heo.
 

“Từ giữa năm 2016 đến nay lũ heo đã khiến tôi bị lỗ mất 400 triệu đồng. Tiếp đến heo chết trống chuồng, tôi không biết xoay đâu ra tiền để trả nợ. Dù đã vơ vét mọi nguồn trả bớt nợ để đại lý đầu tư tiếp cho mình nuôi, nhưng hiện tôi vẫn còn nợ tiền đại lý cám trên 300 triệu đồng”, anh Vân bộc bạch.
 

Đại lý TĂCN sắp phá sản

Trong những năm qua Hoài Ân phát triển mạnh nghề chăn nuôi heo, do đó đại lý TĂCN trên địa bàn huyện này cũng nở rộ như nấm gặp mưa. Theo ông Nguyễn Thanh Vương, Trưởng trạm Chăn nuôi Thú y huyện Hoài Ân, trên địa bàn huyện này có đến 95 đại lý TĂCN lớn nhỏ. Ngoài ra, còn có nhiều công ty bán thẳng sản phẩm đến hộ chăn nuôi, không thông qua đại lý.

Sau những sự cố heo tuột giá, heo chết do bệnh, người chăn nuôi mất khả năng trả nợ dẫn tới nhiều đại lý TĂCN lâm cảnh “chết chưa chôn”.

Bà Phạm Thị Thúy Phượng, Tổng Giám đốc Cty TNHH Tân Lập, đơn vị cung ứng TĂCN lớn nhất huyện Hoài Ân đóng trên địa bàn thị trấn Tăng Bạt Hổ, bộc bạch: “Hầu hết các đại lý TĂCN trên địa bàn đang đứng bên bờ vực phá sản. Nuôi heo người thì thua lỗ nặng, người trắng tay vì heo chết cả đàn mất khả năng trả nợ tiền mua cám.

Các đại lý cấp II không thu được nợ từ các nhà chuồng thì nợ chuyền sang công ty chúng tôi. Hiện các đại lý cấp II và các nhà chuồng nợ công ty hơn trên 30 tỷ đồng. Các đại lý TĂCN trên địa bàn huyện đang bị dính nợ đến vài ba trăm tỷ đồng”, bà Phượng cho biết.

Vừa chăn nuôi, vừa làm chủ 1 đại lý TĂCN nho nhỏ như anh Phan Trung Khánh ở thôn Gia Trị, xã Ân Đức (huyện Hoài Ân) mà hiện nay cũng đang bị nợ khoảng 4 tỷ đồng.

“Mua bán nhỏ như đại lý chúng tôi mà dính đến 4 tỷ tiền nợ thì không còn biết lấy vốn đâu ra để xoay vòng hoạt động. Muốn các con nợ có tiền trả nợ cho mình thì phải đầu tư cho họ tiếp tục nuôi heo. Nếu lứa heo tới họ trúng may ra mình đòi được nợ, nếu họ tiếp tục thua lỗ thì số nợ sẽ chồng thêm cao. Hầu hết các đại lý TĂCN trên địa bàn huyện đang lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan”, anh Khánh than thở.

Ngoài chăn nuôi quy mô đàn 300 con heo thịt, chị Lê Thị Ngọc Tuyến (48 tuổi) ở xóm Bình An, thôn Phú Ninh (xã Ân Nghĩa) còn làm thêm đại lý TĂCN để đàn heo của mình được ăn cám giá gốc, vừa kiếm thêm thu nhập đầu tư chuồng trại nuôi heo.

Trước đây, đại lý của chị Tuyến cung cấp thức ăn nuôi heo cho khoảng 50 hộ chăn nuôi trong địa phương. Do không kham nổi nợ của các nhà chuồng, hiện giờ đại lý của chị chỉ cung cấp cho khoảng 30 hộ, nhưng số nợ đã lên đến 2 tỷ đồng.

“Để có tiền mua hàng bán nợ cho người chăn nuôi, hầu hết các đại lý đều vay ngân hàng để làm vốn hoạt động. Bây giờ không đòi được nợ từ các nhà chuồng, đồng nghĩa không có tiền trả nợ ngân hàng, các đại lý TĂCN đang ôm mối lo bị ngân hàng thu nhà, thu xe để siết nợ”, ông Hòa, chồng bà Phạm Thị Thúy Phượng, Tổng Giám đốc Cty TNHH Tân Lập, lo lắng.

 

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm