| Hotline: 0983.970.780

Hiện thực hóa việc cấy ghép nội tạng lợn cho người

Thứ Tư 23/09/2020 , 16:15 (GMT+7)

Việc tạo ra những con lợn chuyển gen có các tế bào tương thích với hệ miễn dịch của người, mở đường cho việc cấy ghép nội tạng lợn cho người an toàn, hiệu quả.

Việc cấy ghép nội tạng lợn cho người từ lâu đã được hy vọng như một giải pháp cho tình trạng thiếu nội tạng người trên toàn cầu. Ảnh: AP

Việc cấy ghép nội tạng lợn cho người từ lâu đã được hy vọng như một giải pháp cho tình trạng thiếu nội tạng người trên toàn cầu. Ảnh: AP

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Trung Quốc chủ trì vừa công bố thành tựu khoa học mang tính đột phá (cấy ghép nội tạng lợn cho người) nhưng còn gây ra nhiều tranh cãi này. Kết quả công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature Biomedical Engineering.

Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 kết hợp với các công nghệ di truyền khác để vô hiệu hóa retrovirus (PERVs) nội sinh ở lợn- nhóm virus có thể gây nguy hiểm cho con người, đồng thời tăng khả năng tương thích về miễn dịch và đông máu của lợn với người, có thể làm giảm các rủi ro, biến chứng trong quá trình cấy ghép.

Theo bài báo, những con lợn được biến đổi gen được thí nghiệm có sức khỏe và sinh lý bình thường, có khả năng sinh sản và truyền các gen đã chỉnh sửa cho thế hệ con cái của chúng.

Việc cấy ghép nội tạng lợn cho người vốn đã được giới khoa học nghiên cứu từ lâu, được coi như một giải pháp cho tình trạng thiếu hụt nội tạng người trên khắp thế giới, nhất là cho những bệnh nhân suy nội tạng. Những lý do chính bao gồm kích cỡ nội tạng của lợn tương đương với người và chúng có vòng đời tương đối ngắn, khoảng sáu tháng.

Tuy nhiên, những rủi ro của việc đào thải nội tạng do không tương thích sinh học giữa người và lợn đã hạn chế khả năng ứng dụng lâm sàng của những ca cấy ghép và những tiến bộ trong công nghệ chỉnh sửa gen gần đây đã mang lại cho các nhà nghiên cứu hy vọng mới.

Hồi năm 2018, các nhà khoa học ở Munich (Đức) cũng đã đạt được dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực này khi họ cấy ghép tim lợn biến đổi gen vào 14 con khỉ đầu chó và hai trong số đó đã sống sót tới hơn sáu tháng, thời gian dài nhất mà bất kỳ loài động vật nào được ghép tim của loài khác.

Nghiên cứu mới nhất của nhóm do các nhà khoa học thuộc công ty công nghệ sinh học Qihan Bio có trụ sở tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) cho thấy, việc cấy ghép nội tạng lợn chuyển gen có khả năng chống lại các biến chứng bao gồm sự đào thải của cơ thể người và tổn thương qua tế bào trung gian.

“Việc thiết kế bộ gen rộng hơn của lợn để tương thích tốt hơn với hệ thống miễn dịch của con người cuối cùng có thể cho phép cấy ghép gen lợn một cách an toàn và hiệu quả”, nhóm nghiên cứu tuyên bố.

George Church, đồng tác giả thuộc Trường Y khoa Harvard cho biết nếu công nghệ mới được phép sử dụng có thể giúp giảm bớt phần nào cuộc khủng hoảng thiếu hụt nội tạng người trên quy mô toàn cầu ngày một lớn.

Ông Luhan Yang, giám đốc điều hành Công ty Qihan Bio cũng cho hay, nhóm nghiên cứu hiện đang thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả của việc cấy ghép nội tạng từ lợn đã chỉnh sửa gen vào các động vật linh trưởng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.