| Hotline: 0983.970.780

Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là cầu nối gạo Việt

Thứ Ba 26/03/2024 , 20:08 (GMT+7)

Ngày 23/3, Bộ Nội vụ ra quyết định 198/QĐ-BNV, phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là cầu nối gạo Việt. Ảnh minh họa.

Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là cầu nối gạo Việt. Ảnh minh họa.

Về tôn chỉ mục đích, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngành hàng lúa gạo hoặc có liên quan đến lúa gạo theo quy định của pháp luật.

Trong đó, nghiên cứu, sản xuất, chế biến, kinh doanh lúa gạo và các phụ phẩm, sản phẩm chế biến từ lúa gạo; sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ số, dịch vụ hậu cần (logistics) phục vụ phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Hiệp hội tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục đích ưu tiên của Hiệp hội nhằm tạo nền tảng chung để tập hợp, liên kết các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngành hàng lúa gạo hình thành chuỗi giá trị ngành hàng để cùng chung sức xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, an toàn toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, đổi mới và phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam (trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm) một cách bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần phát huy giá trị văn hóa của lúa gạo Việt Nam.

Về quyền hạn, Hiệp hội sẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích theo quy định của pháp luật; hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, kinh doanh lúa gạo và các phụ phẩm, sản phẩm chế biến từ lúa gạo.

Được sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ số, dịch vụ hậu cần (logistics) phục vụ phát triển ngành hàng lúa gạo.

Ngoài ra, tham gia phát triển sự liên kết trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo để nâng cao hiệu quả, tính bền vững của ngành hàng lúa gạo phù hợp với quy định của pháp luật.

Hiệp hội sẽ tham gia thực hiện chương trình, các dự án, đề tài nghiên cứu và tư vấn, phản biện, giám định xã hội thuộc các lĩnh vực chuyên môn theo đề nghị của cơ quan nhà nước (nếu có); cung cấp dịch vụ công (nếu có) về các vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ, một phần quan trọng là giới thiệu sản phẩm gạo Việt Nam nhằm đưa sản phẩm gạo Việt Nam đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Vai trò của Hiệp hội là cầu nối trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà xuất khẩu để hỗ trợ tiêu thụ sản phầm đầu ra cho người trồng lúa gạo theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 11/12/2023, tại thành phố Cần Thơ, Ban vận động thành lập Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA).

Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam được Bộ trưởng Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 959/QĐ-BNV ngày 28/11/2023. Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo điều lệ được Bộ trưởng Nội vụ phê duyệt, tuân thủ theo quy định của pháp luật, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.

Đại hội đã tiến hành bầu cử Ban chấp hành VIETRISA gồm 33 thành viên. Ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, được bầu làm Chủ tịch VIETRISA, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Xem thêm
Hơn 220 đại biểu dự Đại hội các dân tộc tỉnh Yên Bái

YÊN BÁI Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong muốn các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết giữ gìn bản sắc văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu.

Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Vùng hoang vu Quảng Trị: [Bài 5]: Tuyên truyền, vận động: Chưa đủ!

Chưa thể ngăn chặn triệt để, nạn tảo hôn vẫn diễn biến phức tạp trong sự bất lực của các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Quảng Trị.