| Hotline: 0983.970.780

VIETRISA góp sức để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Thứ Tư 28/02/2024 , 11:13 (GMT+7)

Hoạt động chính của Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) là liên kết sản xuất, nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ điều hòa ngành hàng lúa gạo.

Đó là định hướng của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tại buổi làm việc với Ban thường vụ Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, ngày 27/2 tại TP.HCM.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì buổi làm việc với Ban thường vụ Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì buổi làm việc với Ban thường vụ Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Xây dựng thương hiệu gạo giảm phát thải

Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 959/QĐ-BNV ngày 28/11/2023 của Bộ Nội vụ, tên viết tắt là VIETRISA (Vietnam Rice Sector Association).

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Báo cáo về hoạt động của VIETRISA từ sau đại hội thành lập (11/12/2023) cũng như định hướng trong thời gian tới, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIETRISA cho biết, đến nay đã có 181 hội viên tham gia. Trong đó, 114 tổ chức và 67 cá nhân gồm các doanh nhân, cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, nông dân, tổ hợp tác; các doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu, cung ứng vật tư đầu vào, cung cấp dịch vụ cơ giới hóa.

Hoạt động của VIETRISA năm 2024 là tập trung tham gia thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa - PV); tổ chức Diễn đàn Ngành hàng lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất, dự kiến cuối tháng 3; ký kết hợp tác với một số Hội, Hiệp hội và với Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI); xây dựng website, phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam xây dựng chuyên đề về phát triển ngành hàng lúa gạo phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa.

Ông Lê Quốc Doanh, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội làm vườn, Phó Chủ tịch VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Lê Quốc Doanh, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội làm vườn, Phó Chủ tịch VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Lê Quốc Doanh, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội làm vườn, Phó Chủ tịch VIETRISA cho rằng, có hai vấn đề mà ngành hàng lúa gạo còn "nợ", đó là mặc dù năng suất cao, giá bán cao nhưng thu nhập của người trồng lúa còn thấp. Thứ hai là về môi trường. Để giải quyết hai vấn đề này, theo ông Doanh, cần phải nâng cao chất lượng; giảm chi phí, giảm phát thải. Từ đó, xây dựng được thương hiệu lúa gạo Việt Nam giảm phát thải, giúp nông dân vừa bán tín chỉ các bon, vừa tăng năng suất, chất lượng.

"Do đó, trong Đề án 1 triệu ha lúa rất cần xây dựng được 1 gói kỹ thuật toàn diện cho từng vùng để nhân rộng. Đây là vai trò của Hiệp hội", ông Doanh nói.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, Phó Chủ tịch VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, Phó Chủ tịch VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, Phó Chủ tịch VIETRISA, cho rằng, quá trình tính tín chỉ các bon cực kỳ phức tạp, trong khi bán tín chỉ các bon chưa có thị trường. Cho nên, vấn đề là phải xây dựng thương hiệu gạo giảm phát thải, tổ chức lại thị trường nội địa, tổ chức lại xuất khẩu, không để “đá nhau”.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Phó Ban tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất - thị trường VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Phó Ban tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất - thị trường VIETRISA. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Phó Ban tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất - thị trường VIETRISA, đề nghị Bộ NN-PTNT, VIETRISA cho phép Trung An phối hợp với Lộc Trời, Hồ Quang Trí thực hiện dự án thí điểm trong Đề án 1 triệu ha ngay trong vụ hè thu này.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, bà con nông dân, doanh nghiệp chính quyền, cấp ủy địa phương rất mong đợi VIETRISA sẽ phát huy thực chất để thúc đẩy ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

Do đó, VIETRISA cần nắm bắt cơ hội, xác định nhiệm vụ trọng tâm tập trung vào Đề án 1 triệu ha lúa; xây dựng chuỗi cung ứng nội địa, đặc biệt là xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam giảm phát thải.

“Đây là môi trường để VIETRISA gắn bó với ngành hàng lúa gạo. Chính đề án này có rất nhiều việc giúp vai trò của Hiệp hội nổi lên. Đề án 1 triệu ha và Hiệp hội có tác động qua lại với nhau. Nếu phát huy được 1 triệu ha thì Hiệp hội mới phát huy hết chức năng nhiệm vụ và hình ảnh của mình”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam định hướng hoạt động của VIETRISA trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam định hướng hoạt động của VIETRISA trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chung sức sức, đoàn kết vì sự phát triển của ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Qua buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam định hướng một số chủ trương hoạt động của VIETRISA là phải xây dựng được chuỗi liên kết giá trị ngành hàng lúa gạo thực chất và bền vững (kết nối sản xuất, chế biến, tiêu thụ); nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đưa tiến bộ khoa học, kinh nghiệm của các nước về Việt Nam; hỗ trợ điều hòa thị trường trong chuỗi giá trị.

Bài liên quan

“Trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, Hiệp hội cần đẩy mạnh dịch vụ hậu cần, dịch vụ cung ứng (đầu vào - đầu ra) cho sản xuất”, Thứ trưởng nói và nhấn mạnh, hiện nay chuỗi cung ứng xuất khẩu đã làm tốt với 180 doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên chuỗi cung ứng nội địa đang gặp khó khăn, rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó, rất cần vai trò của Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Liên quan đến Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ sẽ xây dựng các cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn MRV (hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định tín chỉ các bon) cụ thể để cung cấp cho DN, HTX, nông dân.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là các đơn vị thuộc Bộ, phối hợp với VIETRISA, các địa phương tuyên truyền cho nông dân hiểu được trách nhiệm của mình trong việc làm đúng quy trình để đo đếm được lượng phát thải. Giảm phát thải phải chú ý đến 3 vấn đề: đầu vào (giống, phân bón, vật tư...), nước và rơm.

Thứ trưởng đề nghị VIETRISA phối hợp các đơn vị thuộc Bộ triển khai hội thảo về giảm phát thải khí nhà kính ngay trong vụ hè thu năm nay, để trang bị kiến thức cho nông dân.

Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị VIETRISA tập trung xây dựng cơ chế hoạt động rõ ràng, có lợi ích, vai trò và vận hành tốt, đảm bảo được nguồn cung nội địa. Khi hình thành ổn định, hoạt động hiệu quả tự khắc thu hút được người tham gia. “Cần một Hiệp hội chung sức, đoàn kết vì sự phát triển của ngành hàng lúa gạo Việt Nam nói riêng và nông nghiệp nói chung”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cam kết, Bộ, các đơn vị của Bộ sẽ phối hợp, hỗ trợ Hiệp hội hoạt động hiệu quả trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam bền vững.

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT ThaiBinh Seed, Phó ban Khoa học và chuyển giao công nghệ VIETRISA cho rằng, Hiệp hội được thành lập trên nguyện vọng của đất nước, vì hạt gạo Việt Nam, vì nông dân Việt Nam, vì vậy, mỗi thành viên phải có trách nhiệm, thành tâm, đoàn kết, chia sẻ, bảo vệ nhau.

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Khẩn thiết cần 1 đầu mối đứng ra đàm phán

'Chúng tôi chỉ là hiệp hội, không có chức năng quản lý và chưa được hướng dẫn thủ tục cấp giấy kiểm định vàng O', Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Nestlé Việt Nam: Tiên phong phát triển bền vững, đồng hành kiến tạo tương lai xanh

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.