| Hotline: 0983.970.780

7 chủ đề lớn thực hiện 'Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao'

Thứ Hai 05/02/2024 , 15:18 (GMT+7)

PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam có bài phát biểu bày tỏ cam kết cao nhất của Hiệp hội trong tham gia thực hiện Đề án.

PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

PGS.TS Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 5/2 tại Kiên Giang, PGS.TS Bùi Bá Bổng - Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam có bài phát biểu bày tỏ cam kết cao nhất của Hiệp hội trong tham gia thực hiện Đề án, làm tốt nhiệm vụ được giao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các Ngành hàng có liên quan đến lúa gạo. 

Thay mặt Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, PGS.TS Bùi Bá Bổng nêu cụ thể một số hoạt động Hiệp hội trong triển khai thực hiện “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”.

Thứ nhất, Hiệp hội vận động hội viên và các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo thúc đẩy sự liên kết, trong đó trọng tâm là liên kết giữa nông dân với nông dân thông qua tổ chức hợp tác xã và liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua hợp tác xã đại diện. Dự kiến vận động các hội viên của Hiệp hội là hợp tác xã và doanh nghiệp với sự đỡ đầu của Hiệp hội xây dựng 10 hợp tác xã điển hình trong thực hiện Đề án. 

Thứ hai, Hiệp hội tham gia theo dõi và tư vấn việc nông dân áp dụng các quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và giảm phát thải; tham gia tổ chức trình diễn, quảng bá công nghệ mới trong sản xuất lúa. Ủng hộ các nghiên cứu và đổi mới sáng tạo mang tính đột phá của các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học và doanh nghiệp.

Dự kiến hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế - IRRI xây dựng 3-5 mô hình với quy mô mỗi mô hình 200 héc-ta là mô hình quốc tế kiểu mẫu sản xuất lúa chất lượng cao và giảm phát thải, nông nghiệp tuần hoàn, đồng thời là kiểu mẫu về hợp tác liên kết trong chuỗi ngành hàng lúa gạo. 

Thứ ba, Hiệp hội tham gia tư vấn xây dựng quy chuẩn Gạo Việt Nam các-bon thấp và chứng nhận Gạo Việt Nam các-bon thấp cho thương hiệu gạo Việt Nam sản xuất từ vùng Đề án. 

Thứ tư, Hiệp hội sẵn sàng tham gia với tư cách là tổ chức xã hội vào việc chi trả tín chỉ các-bon được quốc tế tài trợ cho nông dân và doanh nghiệp. 

Thứ năm, kết nối với các cơ quan nhà nước để truyền đạt kiến nghị của hội viên và các tác nhân trong chuỗi giá trị trong quá trình thực hiện Đề án, tham gia đánh giá kết quả về sự thực hiện các chỉ đạo và chính sách liên quan đến Đề án và kiến nghị về sửa đổi, xây dựng chính sách liên quan ngành hàng lúa gạo. 

Thứ sáu, tham gia hoạt động thông tin truyền thông việc thực hiện Đề án, hỗ trợ hội viên quảng bá công nghệ và sản phầm. 

Thứ bảy, tham gia hợp tác quốc tế về lúa gạo và các hoạt động quảng bá hình ảnh lúa gạo Việt Nam trên thế giới, đặt biệt lúa gạo giảm phát thải.

Canh tác lúa ở ĐBSCL theo phương pháp mới có thể nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Ảnh: Tùng Đinh.

Canh tác lúa ở ĐBSCL theo phương pháp mới có thể nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Ảnh: Tùng Đinh.

Các kiến nghị của Hiệp hội

Thứ nhất, kiến nghị các Bộ ngành Trung ương và các địa phương xem Đề án 1 triệu ha không phải là một đề án riêng biệt mà rất gắn kết với các chương trình quốc gia như thích ứng biến đổi khí hậu và giảm phát thải, phát triển KT-XH vùng ĐBSCL theo Nghị quyết 120, phát triển hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn mới, an ninh lương thực, chính sách hỗ trợ giữ quỹ đất lúa, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Từ đó ưu tiên lồng ghép nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu của Đề án 1 triệu héc-ta. 

Thứ hai, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện trách nhiệm theo Quyết định phê duyệt Đề án trong đó đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp. Đây là mắt xích yếu nhất hiện nay cần được khẩn trương gia cố. Hiệp hội xin được biểu lộ sự mong ước của các doanh nghiệp về việc được vay vốn theo quy mô liên kết với hợp tác xã.

Thứ ba, kiến nghị xây dựng Chương trình nghiên cứu lúa gạo quốc gia về lúa gạo chất lượng cao và giảm phát thải. Vì các tiến bộ khoa học thế giới ngày nay phát triển rất nhanh vì vậy cần chuẩn bị cho 5 năm, 10 năm tới nếu không sự thành công hôm nay nhưng đến ngày mai sẽ là sự tụt lùi. 

Thứ tư, kiến nghị Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ xin thực hiện thí điểm thị trường tín chỉ các-bon cho sản xuất lúa để có thể thực hiện ngay trong năm đầu tiên. Vì hiện nay đã có điều kiện rất thuận lợi là các tổ chức quốc tế sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho thị trường tín chỉ các-bon sản xuất lúa. 

Thứ năm, tổ chức nhà nước cùng với hiệp hội các ngành hàng luôn đứng phía sau các doanh nghiệp trong quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam, hình ảnh lúa gạo Việt Nam với thế giới. Hình ảnh lúa gạo Việt Nam, là hình ảnh nông nghiệp Việt Nam và là hình ảnh đất nước Việt Nam. 

Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...