| Hotline: 0983.970.780

Hiệp hội Rau quả 'kêu cứu' vì tần suất kiểm tra thanh long, rau gia vị

Thứ Ba 21/06/2022 , 06:49 (GMT+7)

Nhận xét tỷ lệ lấy mẫu hàng hiện tại quá cao và khắc nghiệt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam làm việc lại với phía EU.

Thanh long và rau gia vị có nguồn gốc Việt Nam hiện bị kiểm soát chặt tại EU.

Thanh long và rau gia vị có nguồn gốc Việt Nam hiện bị kiểm soát chặt tại EU.

Ngày 20/6, Hiệp hội Rau quả Việt Nam gửi Công văn số 31/VP-HHRQVN/22 tới Văn phòng SPS Việt Nam, đề nghị làm việc lại với phía EU để giảm tần suất kiểm tra thanh long và rau gia vị khi xuất khẩu sang thị trường này.

Hiện tỷ lệ kiểm tra lấy mẫu hàng thanh long để kiểm tra dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm (MRL) là 20%, và tỷ lệ kiểm tra với rau gia vị là 50%, theo thông báo ngày 13/6/2022 của EU.

"Chúng tôi thấy tỷ lệ này quá cao và quá khắc nghiệt đối với hàng rau quả Việt Nam vì sau khi lấy mẫu kiểm tra là coi như số hàng đó bị mất đi không thể sử dụng được, nghĩa là chúng tôi bị mất đi một giá trị hàng bao gồm giá hàng cộng chi phí logistics cao ngất ngưởng hiện nay", Công văn số 31 viết.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giữ tần suất kiểm tra thanh long ở mức 20% và rau gia vị ở mức 50% khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị "ăn mòn". Đồng thời, việc kiểm tra kéo dài hơn 4 ngày để đáp ứng tần suất trên, khiến phẩm chất hàng bị "sút kém khi bán ra thị trường".

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, Hiệp hội đang đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam làm việc với phía EU, nhằm giảm bớt tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra xuống khoảng 3%.

Một giải pháp khác được ông Nguyên nêu ra, là EU có thể chỉ định một cơ quan kiểm định tại Việt Nam, giúp kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu như cách phía Mỹ đang làm (chiếu xạ) và công nhận kết quả của cơ quan này.

"Chúng tôi mong muốn giảm tỷ lệ kiểm tra tại EU, bởi vừa mất thời gian, vừa gây ảnh hưởng cho phía doanh nghiệp Việt Nam. Hy vọng phía EU có thể tháo gỡ nút thắt này cho xuất khẩu rau quả Việt Nam", ông Nguyên chia sẻ.

Một số cơ quan kiểm định có nguồn gốc EU hiện hoạt động tốt ở Việt Nam như Eurofins, Bureau Veritas... Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin, rằng phòng kiểm nghiệm của các đơn vị này hiện đại, đủ khả năng xét nghiệm MRL theo yêu cầu của Hải quan EU.

Ông Ngô Xuân Nam (giữa) - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Trưởng Đoàn công tác của Việt Nam tại phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO diễn ra từ 22-24/6.

Ông Ngô Xuân Nam (giữa) - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Trưởng Đoàn công tác của Việt Nam tại phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO diễn ra từ 22-24/6.

Cũng liên quan tới phiên họp sắp tới của Ủy ban SPS-WTO, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam làm rõ với phía EU, về việc làm rõ các định nghĩa cho từng nhóm sản phẩm cũng như phương pháp thử nghiệm cho từng nền mẫu trong 2 thông báo số G/SPS/N/EU/558 (thông báo 558) và G/SPS/N/EU/566 (thông báo 566).

Trong thông báo 558, EU dự thảo một số quy định liên quan đến sự hiện diện của Ethylene oxide trong phụ gia thực phẩm. Đây là chất được sử dụng để khử khuẩn, bảo quản những đồ cần tích trữ lâu dài mà không lo nấm mốc, và thường được sử dụng trong lúc chế biến các thực phẩm ăn liền.

Thông báo 566 dự thảo việc hạ thấp mức tối đa hiện hành đối với arsen vô cơ trong gạo (gạo đã đánh bóng hoặc gạo trắng), và thiết lập mức tối đa mới cho arsen vô cơ trong bột gạo, đồ uống làm từ gạo, cá, động vật giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nước hoa quả, nước hoa quả cô đặc, mật hoa và muối.

Từ Geneva, Thụy Sĩ, TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Trưởng Đoàn công tác của Việt Nam tại phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO cam kết: "SPS Việt Nam sẽ đề nghị EU làm rõ các tiêu chí về tần suất kiểm tra một số nông sản, thực phẩm xuất khẩu, cũng như đi đến thống nhất các giải pháp nhằm giảm tần suất kiểm tra, giúp doanh nghiệp, người dân đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu".

Ngày 21/6, Đoàn công tác Việt Nam sẽ họp song phương với phía Trung Quốc. Một số nội dung làm việc trong buổi sáng nay (giờ Geneva), gồm: Thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Văn phòng SPS Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc; Bổ sung mã HS và CIQ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc, đáp ứng Lệnh 248...

Xem thêm
Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn Việt Nam

Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Lào và Campuchia.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.