| Hotline: 0983.970.780

Hiệp sĩ giao thông

Thứ Sáu 19/09/2014 , 08:20 (GMT+7)

Đến đất Triệu Sơn, hỏi người đàn ông có biệt danh “hiệp sỹ” giao thông, từ người già đến trẻ nhỏ ai ai cũng biết bởi ông Chiêng nổi tiếng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Đã ngoài lục tuần nhưng khi kể về những kỷ niệm suốt 10 năm làm tuyên truyền viên, trong đôi mắt, lời nói của ông Phạm Ngọc Chiêng, thôn Thị Tứ, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế.

Đến đất Triệu Sơn, hỏi người đàn ông có biệt danh “hiệp sỹ” giao thông, từ người già đến trẻ nhỏ ai ai cũng biết bởi ông Chiêng nổi tiếng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Vốn là người thích làm công tác xã hội, luôn đau đáu với những vấn đề nổi cộm ở địa phương, sau khi con cái trưởng thành, yên bề gia thất, năm 2004 ông bắt đầu “chiến dịch” làm tuyên truyền viên di động.

Ông bảo: “Cái nghề tuyên truyền viên cực ghê lắm. Ngày đầu vác loa đi làm, vợ con đều phản đối, còn một số người bảo tôi rỗi hơi nhưng tôi mặc kệ. Chỉ cần tôi thích và thấy nó cần thiết cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân là tôi làm”.

Cứ thế, mỗi ngày 2 buổi, sau giờ làm việc hành chính ông Chiêng lại dắt chiếc xe máy cũ gắn một chiếc loa, một bộ tích điện và một chiếc điện thoại “cùi bắp” chạy vòng 10 - 15 km phát đủ các chương trình về kinh tế - xã hội, ANTT diễn ra trên cả nước; đặc biệt là các chủ trương, chính sách, quyết định… của địa phương đến với người dân.

Ông Chiêng cho hay, nội dung chính ông tuyên truyền là trật tự an toàn giao thông (ATGT) và NTM.

Dựa vào các tài liệu, đề án, quyết định, quy hoạch, kế hoạch của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, thôn xóm, ông xây dựng quy trình phát một chương trình tuyên truyền theo 6 bước gồm: đọc, ghi âm, biên tập sao cho ngắn gọn, súc tích, phù hợp với tình hình thực tế địa phương; gép nhạc, cóp vào thẻ nhớ và phát qua loa phát thanh.

“Mỗi tuần tôi phát 3 chuyên đề luân phiên nhau. Ví dụ, thứ 2 phổ biến chính sách pháp luật, NTM; thứ 5 phát về ATGT; thứ 7 tuyên truyền sức khỏe, y tế hoặc ngược lại”, ông Chiêng nói.

Cũng theo ông Chiêng, việc tuyên truyền di động qua loa phát thanh ban đầu chưa quen có thể coi là dở hơi, nhưng khi đã quen rồi thì đây là một trong những hình thức tuyên truyền hết sức hiệu quả.

Tất cả người dân từ vùng sâu, vùng xa; người già, trẻ nhỏ; người ở ngoài đồng cho đến trong nhà; …tất cả đều có thể nghe và hiểu được thông điệp cần truyền tải, chứ không giống như tuyên truyền qua các kênh khác là in, đọc hết cả quyết định, quy định, thông báo.

Dù không phải là xã điểm nhưng đến thời điểm này Dân Lực đã đạt 12/19 tiêu chí, hiện đang tập trung xây dựng, tu sửa các công trình hạ tầng như trường học; làm đường GTNT ở 3 thôn còn lại là Ân Mọc, Xuân Tiến và Thiện Chính, phấn đấu đến cuối năm 2014 hoàn thành thêm 2 tiêu chí hộ nghèo và giao thông.

Ông Chiêng kể rằng, 3 năm gần đây, khi huyện, xã phát động phong trào chung sức xây dựng NTM, ông bám vào 19 tiêu chí để vận động người dân hiến đất, hiến công trình trên đất, đóng góp tiền làm đường GTNT, kênh mương nội đồng.

Kết quả, đã có hàng trăm hộ tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, tường rào, cây cối trên đất để mở rộng đường GTNT, kênh mương nội đồng…, nâng tỷ lệ đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa lên đạt 95%.

Nhiều hộ như anh Chương, ở thôn Phúc Hải; ông Thành, thôn Thiện Chính; ông Mai, thôn Xuân Thiên… thi thoảng cũng kêu ông dừng xe để hỏi về các giai đoạn thực hiện Chương trình NTM của xã hay cơ chế vận động đóng góp của địa phương để hiểu rõ hơn các quy định nhằm thực hiện đúng chủ trương.

Chia sẻ về công việc đang làm, ông Chiêng bảo: “Tôi hoàn toàn tự nguyện, làm vì đam mê, vì tâm huyết và khi nào tôi về với các cụ nhà tôi thì tôi mới thôi làm công việc này”.

Đánh giá về “hiệp sỹ” giao thông Phạm Ngọc Chiêng, ông Nguyễn Quyết Tính, Chủ tịch UBND xã Dân Lực, nói: “Ông Chiêng là một trong những cá nhân tích cực, đi đầu thực hiện phong trào xây dựng NTM của xã. Ông đã chuyển tải các chính sách, chủ trương, quy hoạch, các chỉ tiêu, tiêu chí, nội dung phát động hằng năm… của địa phương đến tận mỗi người dân, góp phần cổ vũ, động viên các hộ góp công, góp của cùng chính quyền hoàn thành các tiêu chí”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm