| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả bón đạm Đầu Trâu cho rau cải, rau muống

Thứ Sáu 20/04/2018 , 07:15 (GMT+7)

Với cây rau muống đối chứng bón 100kg N/ha cho thời gian từ trồng đến thu hoạch là 65 ngày thì nếu bón phân Đầu Trâu M2 có thể giảm đến 50% chất N, năng suất vẫn cao hơn đối chứng.

Với mục tiêu giúp người sản xuất giảm thiểu lượng phân đạm bón cho cây trồng, nhưng năng suất vẫn cao, hiệu quả kinh tế cao và đạt được tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, Cty CP Phân bón Bình Điền Ninh Bình đã sử dụng chế phẩm sinh học M1 và M2 phối trộn với phân Ure Đầu Trâu, đặt tên cho phân là Đầu Trâu M1 và Đầu Trâu M2.

10-12-35_du_tru_m1__m2

Hai loại phân này được được tiến hành khảo nghiệm trên 2 giống rau ăn lá: Rau cải và rau muống.

1 Rau cải: Sử dụng giống rau cải ngọt được trồng phổ biến ở địa phương. Gieo hạt vào ngày 11/4/2017, lượng giống gieo 200 g/sào bắc bộ. Nền phân bón là 80N + 40P205 + 40K20/ha bao gồm 174kg phân Ure + 250kg Super lân và 67kg phân kali.

Phân được chia ra 3 lần để bón: Bón lót trước lúc gieo và thúc 2 lần sau khi gieo 7 và 20 ngày. Công thức thí nghiệm cũng bón cùng liều lượng như trên, chỉ khác là thay phân Ure thường bằng phân Đầu trâu M1. Thu hoạch vào ngày 12/5/2017 (sau 30 ngày)

2 Rau muống: Sử dụng giống rau muống tiến vua. Lượng giống trồng 200 kg/sào Bắc Bộ, trồng ngày 10/4/2017. Khoảng cách trồng 20x20cm, cấy 2 ngọn/khóm. Nền phân: 100N + 60P205 + 40K20/ha tức là 217kg Ure + 375kg Super lân và 67kg phân kali. Công thức thí nghiệm thay Ure thường bằng phân Đầu Trâu M2.

Lượng phân này chia ra 3 đợt để bón: Trước cấy, sau thu lần 1 và sau thu lần 2. Thu hoạch 3 lứa: Lứa 1 vào 6/5/2017, lứa 2 vào 26/5 và lứa 3 vào ngày 15/6. Năng suất tính tổng 3 đợt, tính ra diện tích 1ha. Cả 2 loại rau đều khảo nghiệm trên đất bạc màu ở xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội .

3 Quy cách thí nghiệm: Rau cải gồm 3 ô: Ô-1: đối chứng. Ô -2: thí nghiệm phân M1 nhưng giảm 40% lượng N so với đối chứng. Ô-3: thí nghiệm phân M1 giảm 50% lượng N so với đối chứng.

Rau muống cũng chia 3 ô: Ô 2 và 3 cũng giảm 40 và 50% lượng N so với đối chứng .

Kết quả khảo nghiệm:

Với cây cải ngọt: Công thức đối chứng sau 30 ngày gieo có năng suất 2.895 kg/ha (100%), còn công thức 2, bón phân Đầu Trâu M1 giảm 40% lượng N so với đối chứng (đối chứng 80kg N/ha, thí nghiệm ở Ô 2 còn 48kg N/ha), nhưng năng suất rau cải đạt 3.286 kg/ha, tăng hơn đối chứng 390kg hay 113,5% . Ở công thức 3 giảm 50% N so với đối chứng, còn 40kg N/ha thì năng suất rau chỉ đạt được 2.476 kg/ha, thua đối chứng 420kg hay giảm 14,5%. Như vậy, với rau cải sử dụng đạm Đầu Trâu M1 có thể tiết giảm đến mức 40% lượng N mà năng suất và hiệu quả vẫn cao. Thật lý tưởng.

Với rau muống: Công thức đối chứng đạt 1.279 kg/ha (100%). Bón phân đạm Đầu Trâu M2, giảm 40% chất N, đạt năng suất 1.617kg/ha, cao hơn đối chứng 340 kg/ha, tăng 26,4%. Công thức giảm 50% chất N cho năng suất 1.492 kg/ha, vẫn cao hơn đối chứng 210 kg/ha hay 16,6%.

Như vậy, với cây rau muống đối chứng bón 100kg N/ha cho thời gian từ trồng đến thu hoạch là 65 ngày thì nếu bón phân Đầu Trâu M2 có thể giảm đến 50% chất N, năng suất vẫn cao hơn đối chứng.

Vậy là sử dụng phân Ure Đầu Trâu M1 và M2 bón cho rau cải hay rau muống đều có thể giảm từ 40% (dùng M1 với rau cải) và 50% (dùng M2 với rau muống).

Với kết quả này cùng với Agrotain, phân Đầu Trâu đã có thêm các chế phẩm mới làm giảm thiểu lượng phân N bón cho cây. Do đó hoàn toàn có cơ hội để sản xuất nông nghiệp an toàn. Nếu đồng thời giảm thiểu lượng thuốc sâu bằng hóa học như đã khuyến cáo.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.