Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 7/4/2025 21:29 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả bón phân chậm tan 46A+ cho cây khóm

Thứ Năm 05/12/2019 , 07:10 (GMT+7)

Cty CP Phân bón Bình Điền triển khai mô hình bón phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ trên cây khóm tại huyện Gò Quao – Kiên Giang.

Mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân vùng đất phèn.

14-22-23_nh_1_nong_dn_su_dung_phn_bon_chm_tn_grotin_46_de_bon_cho_cy_khom_hn_che_duoc_hien_tuong_chy_dot_mng_li_hieu_qu_co
Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu 46A+ để bón cho cây khóm, hạn chế được hiện tượng cháy đọt, mang lại hiệu quả cao.

Huyện Gò Quao là vùng trồng khóm trọng điểm của tỉnh, với diện tích hiện có trên 4.300 ha. Khóm là cây trồng cạn nên việc bón phân nông dân thường phải chọn thời điểm trời chuẩn bị có mưa, sau khi bón xong thì trời mưa sẽ giúp phân tan, cây hấp thụ được.

Nếu bón phân rơi vào thời điểm trời không mưa thì phân sẽ chảy nước, làm cháy họng (cũ hũ) khóm, khóm không hút được dinh dưỡng của phân gây thiệt hại cho nhà nông.

Anh Lương Văn Lắm (Tám Lắm), ở ấp Phước Minh, xã Vĩnh Phước A, Gò Quao, đang trồng gần 9 ha khóm, cho biết, hiện nay nông dân đã biết cách xử lý cho khóm ra trái rải vụ, mỗi năm có thể cho thu hoạch thành 4 đợt. Cụ thể, mỗi công khóm một đợt thường xử lý có thể cho ra từ 1.000 - 1.500 trái. Nếu trái đạt từ 1kg trở lên thì là khóm loại I, giá hiện nay thương lái thu mua tại vườn là 11.000 đồng/trái. Còn nếu trái dưới 1kg thì là loại II, giá giảm chỉ còn 50% so với loại I.

Để khóm đạt loại I nhiều thì nông dân phải chăm sóc, bón phân đầy đủ, cây sinh trưởng tốt. Theo anh Lắm, việc bón phân cho khóm phải lệ thuộc vào thời tiết, khi nào có mưa mới làm được. Còn nếu lỡ bón rồi mà trời không mưa thì phải dùng máy tưới, rất vất vả.

“Nếu bón phân thông thường trong vòng 1 - 2 giờ mà trời không mưa thì phân sẽ chảy nước, gây cháy họng cho khóm. Mà cháy họng là coi như cây khóm đó bị hư, phải chờ thời gian sau cây ra con mới. Còn bón phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ của Bình Điền nhờ có chất Agrotain giúp phân giải chậm, giảm thất thoát đạm và không bị cháy họng như bón phân thông thường”, Tám Lắm chia sẻ.

Tương tự, hộ anh Trương Bình Lương, ở ấp Phước Bình, xã Vĩnh Phước A, trồng 2 ha khóm cũng chọn phân đạm Đầu Trâu 46A+ để canh tác. Theo anh Lương, sử dụng phân Đầu Trâu 46A+ số lượng có giảm so với các loại phân thông thường, tuy nhiên ưu điểm là phân chậm tan, hạn chế được thiệt hại khi không có mưa hoặc chưa tưới được ngay.

Chính nhờ vậy mà lượng trái xử lý một đợt cũng nhiều hơn, cho lợi nhuận tốt hơn. Bên cạnh đó nhờ chuyên gia của Cty Bình Điền tôi sẽ sử dụng sản phẩm Đầu Trâu AT3 để bón thêm giai đoạn nuôi trái.

14-22-23_nh_2_-_cc_chuyen_gi_cu_cty_cp_phn_bon_binh_dien_tro_doi_ve_ky_thut_su_dung_phn_bon_chm_tn_grotin_46_de_bon_cho_cy_khom
Các chuyên gia của Cty CP Phân bón Bình Điền trao đổi về kỹ thuật sử dụng phân bón Đầu Trâu 46A+ để bón cho cây khóm.

Ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Gò Quao cho biết, hiện toàn huyện đang có 4.338 ha, trong đó có 341 ha đã được công nhận đạt tiêu chuẩn khóm VietGAP. Địa phương trồng khóm tập trung, nhiều nhất là xã Vĩnh Phước A, với 2.700 ha, còn lại ở các xã Vĩnh Thắng, Vĩnh Hòa Hưng Nam và Thới Quản. Huyện đang xây dựng mô hình trồng khóm nhằm tăng thu nhập cho nông dân để làm giàu và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Theo ông Toàn, riêng về diện tích sử dụng phân Đầu Trâu trước mắt đã đem lại hiệu quả cao về năng suất, giảm chi phí so với các ruộng khóm sử dụng phân khác. Hơn 1 năm nay, giá khóm ở mức khá tốt, từ 8.000-10.000 đồng/trái, nông dân rất vấn khởi. Giá đầu ra tốt, nên nông dân mạnh dạn đầu tư, xử lý cho ra trái rải vụ quanh năm.

"Nhờ nắm vững kỹ thuật, nông dân có thể xử lý theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp về mùa vụ, sản lượng, thời gian giao hàng nhằm để phục vụ nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Cách làm này vừa đáp ứng được yêu cầu thị trường, vừa tránh thu hoạch đồng loạt, dẫn đến đụng hàng dội chợ", ông Toàn chia sẻ.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất