| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả bón phân lân nung chảy Ninh Bình cho lúa trên đất phèn

Thứ Hai 14/10/2019 , 08:51 (GMT+7)

Xã Mỹ An (huyện Thủ Thừa) và xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa) của tỉnh Long An là vùng đất nhiễm phèn (pH đo được trong vụ Hè Thu 2019 là 4,5 - 5,5).

Lúa được mùa nhờ bón lân nung chảy Ninh Bình.

Đây cũng là vùng trọng điểm sản xuất lúa nếp của địa phương. Việc sử dụng hiệu quả phân lân nung chảy Ninh Bình và NPK Ninh Bình trên đất phèn là cơ sở khuyến cáo để nông dân ứng dụng rộng rãi hơn, nhiều hơn trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến đất sản xuất; đặc biệt là đất phèn với nhiều chất độc như ion sắt, nhôm, axit hữu cơ… Đây là một trong những giải pháp quan trọng, cần thiết giúp việc sản xuất lúa thành công.

Vụ Hè Thu năm 2019, Cty Cổ phần Phân lân Ninh Bình đã phối hợp cùng đơn vị nghiên cứu thực hiện một số mô hình ứng dụng những sản phẩm phân bón của Cty trên diện tích 18 ha ở 4 hộ sản xuất. Mô hình trồng giống nếp IR4625 với lượng phân bón 91,6 kg N - 87 kg P2O5 - 50 kg K2O cho 1 ha. Lân nung chảy Ninh Bình được bón lót 300kg/ha, còn lại là sử dụng NPK 16-16-8 +TE, NPK-S 16-5-17+6S.

Kết quả của mô hình đã được ghi nhận và đánh giá khá rõ ngay sau khi lúa được sạ 20 ngày tuổi so với những hộ sản xuất ngoài mô hình sử dụng những loại phân bón vô cơ khác, về sức sinh trưởng, khả năng đẻ nhánh cho đến giai đoạn lúa trỗ và chín.

Điểm dễ nhận thấy là cây lúa khỏe, cứng cáp, đẻ nhánh sớm, không có hiện tượng ngộ độc, giảm sâu bệnh hại, ít đổ ngã, hạt vàng, sáng, tỷ lệ lép thấp và có triển vọng cho năng suất cao hơn.

Tại hội thảo đánh giá mô hình của hộ ông Lê Thanh Xuân với diện tích 14 ha tại xã Mỹ An ngày 31/8/2019 đã ghi nhận điều đó. Ông Lê Thanh Xuân cho biết: “Trước đây tôi thường xuyên sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình và khẳng định không có loại phân bón này canh tác lúa sẽ thất bại ngay. Vụ hè thu tôi được sự hỗ trợ từ phía Cty bón cho 1 ha. Nhưng tôi đã tin tưởng và mạnh dạn áp dụng luôn cả 13 ha còn lại. Có điều ở vụ này còn sử dụng thêm phân NPK Ninh Bình. So với bên ngoài mô hình thì chắc chắn năng suất và hiệu quả ruộng của tôi sẽ cao hơn…”. 

Các đại biểu nhìn ông Xuân phát biểu thấy ông lộ rõ niềm vui trên khuôn mặt. Nhiều nông dân tham gia hội thảo cũng cùng chung một nhận xét đánh giá như vậy.

Kết quả của mô hình chỉ ra rằng: Năng suất trung bình của 18 ha thuộc mô hình đạt trung bình 5.734 kg/ha so với ngoài mô hình là 5.200 kg/ha, tăng hơn 534 kg/ha (tương ứng 10,26%) và lợi nhuận tăng hơn 5.341.250 đồng/ha (tương ứng 33,35%).

Cá biệt có ruộng đạt trên 6,5 tấn/ha. Đây là một kết quả khá ấn tượng và thuyết phục. Thực tế hiện nay, dù đất phèn trồng lúa đã được cải tạo, độ phèn và các độc tố trong đất có xu hướng giảm đi trên từng mảnh ruộng, từng cánh đồng, xong đất phèn cũng rất dễ có những thay đổi xấu đi khi có tác động của nhân tố bất lợi như khô hạn, thiếu nước ngọt và không được rửa phèn hàng năm…

Việc "tái phèn" sẽ dễ xảy ra trong điều kiện như vậy và những tác động xấu của nó tới sản xuất luôn tiềm ẩn, không tránh khỏi. Sản phẩm phân lân nung chảy Ninh Bình, NPK Ninh Bình luôn là giải pháp quan trọng, hữu hiệu và không thể bỏ qua ở mỗi vụ sản xuất khi canh tác lúa trên đất phèn.

Với phương châm phục vụ nhà nông được tốt nhất, Cty CP Phân lân Ninh Bình luôn phối hợp với các chuyên gia nông nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương tập huấn và tư vấn cho bà con về kỹ thuật sử dụng phân bón hiệu quả. Với thương hiệu và uy tín của mình, Cty luôn khẳng định, cam kết về chất lượng và giá bán cạnh tranh nhất.
Phân lân nung chảy Ninh Bình tên quốc tế là FMP Ninh Bình, do các điểm ưu việt nói trên, tháng 7/2017 FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hưu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại Úc. FMP Ninh Bình là phân khoáng tự nhiên, không phải là phân bón hóa học. Sử dụng FMP Ninh Bình bón cho cây trồng góp phần tạo nên nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm