| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả phong trào khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Yên Bái

Thứ Bảy 21/12/2019 , 11:32 (GMT+7)

Hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên Yên Bái thời gian qua đã diễn ra rất sôi nổi và hiệu quả.

Nhiều mô hình nông nghiệp của thanh niên cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều mô hình nông nghiệp của thanh niên cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, thanh niên Yên Bái chiếm khoảng 25% dân số toàn tỉnh. Xác định việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên, những năm qua, tổ chức Đoàn, Hội đã không ngừng đổi mới các nội dung, phương thức hoạt động để đến gần hơn với thanh niên; chăm lo, hỗ trợ những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thiết thân nhất của thanh niên.

Để đồng hành, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, Tỉnh đoàn đã phát động và triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Thanh niên Yên Bái giúp nhau phát triển kinh tế, giai đoạn 2014 - 2019”.

Theo đó, đối với cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Tổ tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thanh niên trong quá trình khởi nghiệp; đối với cấp xã thành lập câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế, câu lạc bộ sẽ là địa chỉ để các bạn đoàn viên thanh niên (ĐVTN) cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức làm ăn, giúp nhau về vốn, lao động, vật tư; là kênh hiệu quả để triển khai, tiếp nhận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Kết quả năm 2014 chỉ có gần 600 mô hình phát triển kinh tế thì đến nay có trên 1000 mô hình.

Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên thông qua việc tổ chức các diễn đàn, đối thoại gữa thanh niên với cấp ủy, chính quyền và doanh nhân thành đạt về khởi nghiệp.

Tiêu biểu trong 4 năm, từ năm 2016 đến nay, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Hội doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức 2 Diễn đàn “Thanh niên Yên Bái sáng tạo - khởi nghiệp”; 2 cuộc thi  “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong thanh niên Yên Bái”; cấp huyện, đặc biệt huyện Văn Yên tổ chức Đoàn đã tham mưu UBND huyện tổ chức 2 cuộc thi ý tưởng/dự án khởi nghiệp… thông qua Diễn đàn, cuộc thi khơi dậy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Đặc biệt, việc định kỳ tổ chức cuộc thi đã tạo môi trường tìm kiếm, hỗ trợ và phát triển các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên thông qua việc kết nối với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cam kết, đồng hành, hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

Cùng với các hoạt động truyền thông, Tỉnh đoàn chú trọng tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên đề về khởi nghiệp cho đối tượng là chủ các mô hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng trong quản lý, hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh.

Có thể khẳng định, với những cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, sự vào cuộc của các ngành, các địa phương, đặc biệt sự đồng hành của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Yên Bái, hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên Yên Bái thời gian qua đã diễn ra rất sôi nổi. 

Nhiều Diễn đàn, nhiều cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp được tổ chức; nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp đã được hình thành, triển khai. Qua đó tạo sức lan tỏa, truyền cảm hứng kinh doanh, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ và dám làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương của thanh niên Yên Bái.

Tiêu biểu như dự án khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên do Tỉnh đoàn phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh triển khai triển khai từ đầu  năm 2018, với quy mô 2,5 ha gồm: Chăn nuôi lợn rừng, hươu nhung; trồng gỗ lớn kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán.

Đây là mô hình khởi nghiệp đặc thù dành cho thanh niên dân tộc thiểu số tại khu vực địa bàn có nhiều khó khăn do Tỉnh đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh triển khai, xây dựng theo quy mô khép kín từ trồng trọt đến chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm với mục tiêu khai thác tối đa diện tích đất đai, nâng cao hiệu quả, giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, đồng thời tạo nên mô hình điểm để nhân dân trong vùng học tập, qua đó góp phần dần làm thay đổi thói quen canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số từ quảng canh sang thâm canh, từ chăn thả tự do sang chăn nuôi khép kín, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Mô hình hợp tác xã (HTX) Thanh niên Lâm Thượng tại xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, do đoàn viên Phạm Hải Chiều làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX. Xuất phát từ mô hình chăn nuôi thỏ thương phẩm đơn thuần, sau khi tham gia Cuộc thi ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp lần thứ nhất năm 2017 (Đạt giải 3), với sự hỗ trợ của các chuyên gia thông qua cuộc thi thì mô hình của đoàn viên Phạm Hải Chiều đã phát triển lên thành Hợp tác xã  chăn nuôi theo hướng hiện đại, gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật.

Hiện nay HTX trực tiếp sản xuất, cung ứng con giống và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho đoàn viên và bà con nhân dân; cung cấp lồng chuồng công nghiệp, cám thỏ và các dụng cụ chăn nuôi; sản xuất, cung cấp các sản phẩm sơ chế, đóng gói từ thịt thỏ.

Hiện nay HTX đang liên kết với 18 hộ dân chăn nuôi trên 10.000 con thỏ. Dự kiến năm 2019 doanh thu đạt 4 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1,3 tỷ đồng; tạo việc làm cho 23 lao động với thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 5 triệu đồng…

Anh Đỗ Minh Huấn - Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn Yên Bái cho biết: “Để tiếp tục thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, thời gian tới Tỉnh đoàn sẽ tập trung đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền về khởi nghiệp, đặc biệt đối với các thành viên Tổ tư vấn cấp tỉnh, cấp huyện kịp thời tư vấn, tháo gỡ khó khăn cho thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp. 

Tăng cường việc tạo môi trường tìm kiếm, hỗ trợ và phát triển các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, đặc biệt tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân với các mô hình phát triển kinh tế để tạo nên “chuỗi liên kết trong sản xuất kinh doanh”.

Theo đó, định kỳ 2 năm/lần sẽ tổ chức cuộc thi ý tưởng/dự án khởi nghiệp trong thanh niên Yên Bái, qua đó sẽ lựa chọn các ý tưởng, dự án khả thi để kết nối, hỗ trợ hiện thức hóa.

Bên cạnh việc phát huy trách nhiệm trong việc hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và tình hình, đặc điểm của địa phương, thì rất cần thiết phải xây dựng lực lượng thanh niên dẫn đầu trong phong trào khởi nghiệp; đặc biệt ưu tiên ba nhóm đối tượng đã được xác định là: Sinh viên - Thanh niên nông thôn - Doanh nhân trẻ, từ đó tạo ra những mô hình tốt, điển hình để nhân rộng”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm