| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả sử dụng phân bón Ninh Bình khép kín cho cây có múi

Thứ Tư 11/12/2019 , 08:40 (GMT+7)

Đối với cây có múi, phân bón Ninh Bình cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nâng năng suất, chất lượng trái.

10-24-02-don-lnh-do-huyen-lc-thuy-thm-vuon-cm-ti-ho-ong-le-quy-my-x-lien-ho083323887104946366
Phân bón Ninh Bình nâng cao năng suất, sản lượng cây có múi.

Cty CP Phân lân Ninh Bình là đơn vị sản xuất phân bón vô cơ lâu năm, có uy tín. Cty đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra nhiều chủng loại phân bón phù hợp với đặc điểm của đất, khí hậu và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 

Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có múi, nên cây có múi đã được trồng rất lâu đời và được phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam.

Cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) là một trong nhiều loại cây ăn quả chủ lực của nước ta. Trong nhiều thập kỷ qua, quả có múi vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng rất lớn. Hiện nhiều vùng đã xây dựng thành công thương hiệu, cam, quýt, bưởi... mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân.

Cây có múi có thể sống và phát triển ở nhiệt độ 13 - 39 độ C, nhưng thích hợp nhất là 23 - 29oC. Dưới 13oC và trên 40oC thì sự sinh trưởng ngừng lại, dưới âm 5oC cây chết, nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái.

Đất trồng cây có múi phải có tầng canh tác dày 0,5 - 1m, đất thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5 - 7 là thích hợp, tuy nhiên trong phạm vi pH từ 4 - 8 vẫn trồng được cây có múi, không nên trồng cam, quýt trên đất sét nặng, phèn, đất nhiều cát, đất có tầng canh tác mỏng, mực thủy cấp cao.

Nếu lớp đất dưới quá nhiều cát, mất nước nhanh, cây không phát triển tốt, lúc gặp hạn cây dễ mất nước, lớp đất dưới nhiều sét, ít thấm nước cây dễ bị úng, làm bộ rễ không phát triển tốt. Cây có múi là cây lâu năm nên chú ý lớp đất dưới càng sâu càng tốt, tầng đất sét, đá để nước không thấm qua được là 1,5m trở lên.

Để có được những trái cam, quýt, bưởi đẹp đạt chất lượng, thì việc chăm sóc, sử dụng dinh dưỡng cân đối, đầy đủ cho cây là rất quan trọng. Khi các yếu tố dinh dưỡng không cân đối hay thiếu sẽ làm chất lượng quả rất kém, đồng nghĩa với giá thành thấp gây thiệt hại cho bà con nông dân.

Do vậy, dinh dưỡng cung cấp đầy đủ và cân đối là cực kỳ cần thiết trong suốt quá trình chăm sóc. Cây có múi cần hấp thu chất dinh dưỡng quanh năm, nhất là ở thời kỳ nở hoa và khi cây ra đọt non cần được cung cấp nhiều dưỡng chất. Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao. Lượng dinh dưỡng cây trồng do cây có múi lấy đi từ 1 tấn sản phẩm.

Loại cây

Dinh dưỡng đa lượng (gram/tấn quả tươi)

N

P2O5

K2O

MgO

CaO

S

Fe

Mn

Zn

Cu

B

Cam

1.773

506

3.194

367

1.009

142

3.0

0.8

1.4

0.6

2.8

Quýt

1.532

376

2.465

184

706

111

2.6

0.4

0.8

0.6

1.3

Chanh

1.638

366

2.086

209

658

74

2.1

0.4

0.7

0.3

0.5

Bưởi

1.058

298

2.422

183

573

90

3.0

0.4

0.7

0.5

1.6

Từ các sản phẩm truyền thống như phân lân nung chảy, phân NPK đi từ lân nung chảy..., công ty còn đưa ra nhiều sản phẩm đi từ công nghệ sản xuất tiên tiến, phân NPK dạng viên (NPKS 5.10.3-8; NPK 6.9.3; NPK 8.7.3; NPK 8.10.3; NK 12.10+TE; NPK16.16.8+TE; NPKS 17.8.8+6S+TE; NPKS 17.5.16...).

- Phân lân nung chảy (FMP): Được sản xuất trực tiếp từ quặng có chứa lân (quặng Apatit), bằng phương pháp nhiệt, cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5) hữu hiệu (15 - 19%) cho cây trồng, là chất chủ yếu tạo nên các tế bào cây cối, thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển của bộ rễ, tăng số lượng, chất lượng hạt, củ, quả.

Các chất trung lượng CaO (vôi); MgO (Magiê); SiO2 (Silic) với hàm lượng cao có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất, cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất, giúp cây trồng tổng hợp protein và chuyển hóa chất dinh dưỡng tạo nên chất diệp lục tố, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, làm tăng độ cứng vững của thân và lá cây, chống đổ ngã, kháng sâu bệnh, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn.

Các chất vi lượng Mn, Cu, Zn, B, Fe, Mo, Co... có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cây trồng, thiếu nó cây không thể phát triển bình thường. Các chất vi lượng không tan trong nước mà tan hết trong môi trường dịch rễ cây tiết ra và tan dần trong môi trường ruộng chua nên khi bón cho lúa không bị rửa trôi và bốc hơi, không gây ô nhiễm cho đất nên hạn chế được rửa trôi.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.