| Hotline: 0983.970.780

HKT 99 ở đâu cũng tốt

Thứ Ba 21/10/2014 , 10:20 (GMT+7)

HKT 99 đẻ khỏe vô địch, vì vậy thay cho cấy 1 kg giống/sào, bà con chỉ cần mua 7 lạng thóc đã cấy dư sào Trung bộ 500 m2, còn sào Bắc bộ 360 m2 chỉ cần 5 lạng.

Nói thế cũng không quá, bởi cứ theo thông tin từ các tỉnh tới tấp gọi về thì giống lúa lai 3 dòng HKT 99 của Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang gieo cấy ở chân đất nào trong vụ mùa này cũng cho năng suất cao ngoài dự đoán.

Rất vô tình, trong một lần sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc công tác, mấy cán bộ của Cty được đối tác là Cty TNHH Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Hoa Á Kim Kiều dẫn đi xem ruộng gieo cấy giống HKT 99.

Quả khó tin, không biết nên gọi đó là ruộng lúa hay ruộng... thóc. Cả mặt ruộng phẳng như mặt nước hồ, những bông lúa to như bông lau, vàng ruộm đè lên nhau ngỡ đứa bé chạy lướt trên mặt ruộng không bén chân. Dẫu biết Cty bạn sở hữu nhiều giống siêu lúa, nhưng ít ai ngờ có một giống lúa lai siêu năng suất như vậy.

“Say nắng” ngay từ lần đầu, Cty CP Vật tư kỹ thuật NN Bắc Giang đã tìm cách “rinh” giống HKT 99 về nội địa hóa. Nhưng khi bắt tay vào làm mới nảy sinh nhiều vấn đề. HKT 99 không hoàn toàn chỉ có màu... vàng như nhìn thấy. Trầy trật mất mấy năm, giống mới được nông dân chấp nhận và triển khai ra diện rộng.

Lý do có thể do khác nhau về thổ nhưỡng, khí hậu giữa nơi chôn nhau cắt rốn và nơi “nhập cư’ nên giống chưa phát huy được ngay tiềm năng năng suất, chất lượng. Còn cứ theo như lời mấy cán bộ Cty Vật tư kỹ thuật NN Bắc Giang thì ở bên kia biên giới, HKT 99 có thể cho thu hoạch... 13 tấn/ha. Một năng suất quá khủng!

Tuy đến nay lượng chưa nhiều, nhưng diện phủ của HKT 99 có thể nói là siêu nhanh. Giống từ Bắc Giang đã lan ra Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, rồi "bò" vào Thanh Hóa, Nghệ An, thậm chí cả Bình Định.

img-0004141051131
Lúa HKT 99 trĩu bông, sai hạt, năng suất cực cao

HKT 99 thích hợp gieo cấy cả 2 vụ/năm, TGST phía Bắc vụ xuân 130 - 135 ngày, vụ mùa 110 - 115 ngày; phía Nam ngắn hơn 5 - 7 ngày. Mạ khỏe, chịu rét tốt; khả năng đẻ nhánh khỏe; góc lá hẹp, dạng lá đứng; khả năng chống đổ, chống sâu bệnh khá; thích ứng nhiều vùng khí hậu; năng suất lý thuyết có thể đạt 12 - 13 tấn/ha;cơm mềm ngon, gạo đủ tiêu chuẩn XK.

Ở đâu giống cũng sống được, thích nghi tốt, chống chịu sâu bệnh và bất thuận thời tiết khá, năng suất cao. Đất nào cũng tốt, bất kể đồng bằng, trung du hay miền núi. Vụ nào cũng hợp, dù vụ xuân hay vụ mùa.

HKT 99 đẻ khỏe vô địch, vì vậy thay cho cấy 1 kg giống/sào, bà con chỉ cần mua 7 lạng thóc đã cấy dư sào Trung bộ 500 m2, còn sào Bắc bộ 360 m2 chỉ cần 5 lạng. Quả chưa có giống lúa nào cần ít giống như vậy. Cấy 1 dảnh, nông tay, thời tiết thuận lợi, vài tuần ra đồng nhìn bụi lúa đã to ngang bụi liễng.

Nhiều năm đeo bám giống lúa lai HKT 99, ông Đặng Văn Trung, Phó TGĐ Cty CP Vật tư kỹ thuật NN Bắc Giang hạch toán, tuy giá giống đắt nhưng dùng ít, năng suất cao nên "xân xiu" hóa ra lại rẻ. Lúc đầu dân chưa quen, cấy 28 - 33 khóm/m2, do đẻ khỏe cây lúa cứ chen vai thích cánh ngoi lên hít thở khí trời. Sau rút kinh nghiệm, cấy thưa lúa vẫn đẻ kín ruộng mà lợi tiền mua giống.

Ngồi nhẩm tính, vụ mùa này năng suất HKT 99 tại Thái Nguyên 7,8 tấn/ha; Bắc Giang vượt 8 tấn; Bình Định khủng hơn 8,5 tấn. Không chỉ nhiều thóc, HKT 99 còn ngon cơm, hạt gạo trong dài, mới ăn ít người nghĩ là cơm lúa lai. Trong thời buổi, giống nhiều như “sao sa” mà có giống lúa lai được cả “thanh lẫn sắc” như thế quả không dễ tìm.

Vụ mùa 2014, xã Quảng Hòa (Quảng Xương, Thanh Hóa) cấy 2 sào HKT 99. Đất Quảng Xương đã quá nhiều Cty lúa lai đặt chân vào, giống nội giống ngoại có cả, xếp hàng chờ khảo nghiệm, thậm chí cho không giống, nông dân chưa buồn làm. Về kinh nghiệm thâm canh lúa lai, dân Quảng Xương cũng quá rành. Ấy thế nhưng chỉ qua vụ đầu gieo cấy thử, bà con xã Quảng Hòa đã kết ngay nhiều đặc tính tốt của một giống lúa lai mới toanh: HKT 99.

Nhờ số bông hữu hiệu trên khóm cao, tới 7 - 8 bông, hạt chắc mẩy nhiều, chống đổ tốt nên HKT 99 có nơi thu hoạch đạt 8,6 tấn/ha. Điều này đã thêm điểm cộng cho HKT 99 và đương nhiên trải thảm đỏ cho giống tiếp tục "trình diễn" trên đồng ruộng xã Quảng Hòa trong những vụ sau.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm