| Hotline: 0983.970.780

'Hô biến' rác thủy tinh thành tác phẩm nghệ thuật

Chủ Nhật 04/08/2024 , 17:18 (GMT+7)

QUẢNG NINH Từ những chai lọ thủy tinh bỏ đi, bằng sự sáng tạo và khéo léo của mình, chàng trai Hứa Duy Thanh đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật 'độc nhất vô nhị'.

Duy Thanh thu gom mảnh thủy tinh đã bị vứt bỏ để mang về tái chế. Ảnh: Thanh Phương.

Duy Thanh thu gom mảnh thủy tinh đã bị vứt bỏ để mang về tái chế. Ảnh: Thanh Phương.

Để chia sẻ về hành trình "hồi sinh" rác thủy tinh, Hứa Duy Thanh (trú tại phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, Quảng Ninh) cho chúng tôi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của mình. Đó là bức chân dung Bác Hồ kính yêu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… hay đơn giản chỉ là bức tranh con vật, cây cỏ, hoa lá ngộ nghĩnh, đáng yêu.

“Khi còn làm nhân viên pha chế trong quán bar, tôi luôn bị thu hút bởi những chai lọ thủy tinh lấp lánh màu sắc. Cùng với đó, nhiều lần chứng kiến những mảnh thủy tinh vương vãi ngoài bãi rác gây nguy hiểm cho người thu gom, tôi đã nảy sinh ý tưởng "hồi sinh" chúng để trở nên hữu ích”, Duy Thanh tâm sự.

Nghĩ là làm, Duy Thanh đến những nhà hàng, quán bar để đề cập xin chai lọ thủy tinh đã qua sử dụng. Đồng thời, anh chàng cũng tự mình đến bãi rác để nhặt nhạnh từng mảnh thủy tinh.

Chàng trai Hứa Duy Thanh và bức tranh chân dung Bác Hồ bằng thủy tinh tái chế. Ảnh: Thanh Phương.

Chàng trai Hứa Duy Thanh và bức tranh chân dung Bác Hồ bằng thủy tinh tái chế. Ảnh: Thanh Phương.

Xong công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, tiếp đến, Duy Thanh phải tìm ra cách để xử lý, mài mòn và đánh bóng những mảnh thủy tinh sắc nhọn. Duy Thanh tự lên mạng học hỏi để nghiên cứu ra một chiếc máy mài phù hợp. Lúc này, khó khăn mới thật sự ập đến.

“Do không có chuyên môn, tôi làm hỏng 10 động cơ, số tiền bỏ ra lên tới hàng chục triệu đồng. Sau khi hoàn thiện chiếc máy, tôi lại mất thêm nhiều thời gian để thử nghiệm, tìm ra loại cát mài phù hợp, đó là loại cát kim cương nhập từ nước ngoài. Thật may mắn khi thành phẩm cho ra rất đẹp, nhẵn nhụi và có độ bóng hoàn hảo”, Duy Thanh chia sẻ.

Các mảnh thủy tinh được sắp xếp, sau đó dùng keo để cố định. Ảnh: Thanh Phương.

Các mảnh thủy tinh được sắp xếp, sau đó dùng keo để cố định. Ảnh: Thanh Phương.

Đến nay, để cho ra 1 mẻ thủy tinh từ 2 - 3kg, Duy Thanh phải cho máy chạy hết công suất liên tục từ 4 - 5 ngày. Từ chàng trai không biết chút gì về hội họa, với những mảnh thủy tinh tái chế, Duy Thanh đã cho ra đời những tác phẩm vô cùng ấn tượng, sáng tạo.

Tùy thuộc vào độ phức tạp của mỗi bức tranh mà thời gian hoàn thiện có thể mất cả tháng trời, thế nhưng vì sự độc lạ nên không ít khách hàng đã quyết tâm chờ đợi. “Mức giá của mỗi tác phẩm sẽ từ 150.00 đồng, riêng với bức tranh chân dung độc bản thì mức giá lên tới vài triệu đồng. Vì là tác phẩm được làm thủ công nên mình phải giới hạn đơn đặt hàng để đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ cho từng tác phẩm”, Duy Thanh cho biết.

Khi mỗi tác phẩm được hoàn thiện, Thanh không chỉ vui vì được thỏa mãn đam mê với những miếng thủy tinh lấp lánh sắc màu mà còn vô cùng tự hào khi đã góp một phần công sức nhỏ bé để bảo vệ môi trường.

Buổi ngoại khóa về tái chế rác thủy tinh và bảo vệ môi trường do Duy Thanh đứng lớp. Ảnh: Thanh Phương.

Buổi ngoại khóa về tái chế rác thủy tinh và bảo vệ môi trường do Duy Thanh đứng lớp. Ảnh: Thanh Phương.

“Thời gian qua, tôi may mắn khi được nhiều cơ sở giáo dục biết tới và mời về để tổ chức những buổi ngoại khóa dành cho các em nhỏ. Tại đây, các em nhỏ không chỉ có thêm những hiểu biết về việc tái chế rác thủy tinh, bảo vệ môi trường mà còn được tận tay làm nên những bức tranh bằng thủy tinh theo sở thích của mình”, Thanh tâm sự.

Tiết lộ về dự định sắp tới, chàng trai Đất mỏ không giấu nổi hào hứng: “Tôi dự định sẽ mở quán cà phê với những không gian trưng bày các tác phẩm bằng thủy tinh tái chế. Tại đây, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về mô hình tái chế, có cơ hội trải nghiệm quy trình tái chế thủy tinh và làm nên các tác phẩm nghệ thuật. Hi vọng dự định sẽ thành hiện thực để tôi có thể lan tỏa nhiều hơn nữa thông điệp về bảo vệ môi trường, sống xanh”.

Xem thêm
Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Báo Nông nghiệp Việt Nam xin đăng tải toàn văn 'Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3' của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Đảm bảo an toàn cho gần 3.000 hộ dân bị ngập sâu tại thành phố Thái Nguyên

Tại thành phố Thái Nguyên, mực nước sông Cầu dâng cao khiến khoảng 3.000 hộ dân thuộc 22 phường, xã bị ngập úng, gần 600 hộ phải di dời người và tài sản.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Cầu Phong Châu được xây dựng khi nào? Cử tri đã kiến nghị xây mới ra sao?

Phú Thọ Cầu Phong Châu (thuộc huyện Tam Nông và Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) được xây dựng từ tháng 7/1995, đã qua nhiều lần sửa chữa, đại tu, cử tri đã nhiều lần kiến nghị xây mới...