| Hotline: 0983.970.780

Hồ Sông Sào, công trình thủy lợi đa mục tiêu

Thứ Năm 11/10/2012 , 09:52 (GMT+7)

Hồ chứa nước Sông Sào (Ngêệ là công trình thuỷ lợi lớn được Bộ NN-PTNT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và giao cho Ban Quản lý đầu tư & xây dựng thuỷ lợi 4 làm chủ đầu tư.

Hồ chứa nước Sông Sào (Ngêệ là công trình thuỷ lợi lớn được Bộ NN-PTNT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và giao cho Ban Quản lý đầu tư & xây dựng thuỷ lợi 4 làm chủ đầu tư. Kinh phí xây dựng bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.

Công trình do nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ đến trực tiếp phát lệnh khởi công ngày 21/11/1999. Cụm đầu mối nằm tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An bao gồm: Một đập chính dài 445 m, cao 31,40 m. Đập phụ cao 5,39 m, dài 685 m. Cống lấy nước có 2 tuyến, ở vai trái và vai phải. Tràn xả lũ chính vận hành đóng, xả bằng điện năng, và một tràn sự cố. Dung tích trữ hữu ích của hồ 51,42 triệu m3 nước.

Hệ thống kênh mương có tổng chiều dài gần 100 km, bao gồm: Kênh Chính, Kênh Tây, Kênh Đông và Kênh Giữa. Ngoài hệ thống kênh mương được kết cấu bằng bê tông cốt thép, còn có hàng trăm công trình trên kênh như cống tiêu, tràn qua kênh, cầu, cống giao thông…

Nhiệm vụ của công trình: Cung cấp nước tưới cho 6.200 ha đất canh tác lúa, màu, cây công nghiệp và cấp nước sinh hoạt, phục vụ chăn nuôi, cải tạo môi trường sinh thái cho toàn vùng hưởng lợi thuộc huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hoà. Cuối năm 2003 cụm đầu mối của công trình đã hoàn thành, tuy vậy đến năm 2005 cùng với hệ thống kênh mương của giai đoạn một đã thi công ổn định, UBND tỉnh Nghệ An đã giao Cty TNHH Thuỷ lợi Phủ Quỳ quản lý, và chính thức khởi động vận hành phục vụ tưới tiêu.

Vì hệ thống kênh mương trải dài, đi qua nhiều làng xã dân cư, lại có những tuyến kênh đi qua nhiều địa hình núi đồi, khe suối quanh co phức tạp, do vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Cty đã thành lập 3 Trạm Quản lý khai thác bảo vệ công trình, bao gồm: Trạm quản lý đầu mối, Trạm quản lý Kênh Giữa và Trạm quản lý Kênh Đông.

Ông Hoàng Văn Sơn, GĐ Cty TNHH Thuỷ lợi Phủ Quỳ cho biết: Để khai thác hệ thống công trình đạt hiệu quả, lãnh đạo Cty đã tập trung cao độ trong công tác chỉ đạo điều hành ở các trạm. Quá trình hoạt động, đội ngũ vận hành, điều tiết nước đã tích cực bám địa bàn, bám công trình, bám đồng ruộng để phục vụ kịp thời theo nhu cầu dùng nước của nông dân. Nhờ vậy trong nhiều năm qua, công trình thuỷ lợi Sông Sào tuy đã trải qua nhiều biến động của thời tiết thiên tai khắc nghiệt, mưa lũ dồn đập, hạn hán kéo dài, song toàn bộ hệ thống đã được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Các khu tưới trải dài nhưng lực lượng làm nhiệm vụ luôn ngày đêm túc trực kiểm tra, dẫn dòng thông suốt đến tận từng thửa ruộng. Tính đến nay, hệ thống kênh mương Sông Sào mới hoàn thành giai đoạn 1, nhưng hiệu quả của nó đã tưới tiêu được trên 4.000 đất canh tác cho huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa. Những cánh đồng của xã Nghĩa Trung, Nghĩa Hội, Nghĩa Bình… trước đây năng suất lúa chỉ đạt 5-6 tấn/ha, nay nhờ nguồn nước của kênh Sông Sào cung cấp đầy đủ kịp thời nên năng suất đã đạt 7-8 tấn/ha.

Để phát huy tính hiệu quả của công trình, Cty TNHH Thuỷ lợi Phủ Qùy đang triển khai chỉ đạo các nhà thầu thi công các hạng mục còn lại ở giai đoạn 2, phục vụ tưới tiêu cho hơn 1.000 ha đất canh tác; đồng thời mở mang thêm khu hưởng lợi cho người dân toàn vùng ở phía đông công trình.

Những cánh đồng màu của xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Phú, Nghĩa Lâm trước đây chỉ trồng được 2 vụ màu ngô, sắn, nhưng cũng bấp bênh nhờ trời. Nay nhờ nguồn nước của kênh nên nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây dưa hấu đỏ. Bình quân mỗi năm nông dân huyện Nghĩa Đàn trồng 500 ha dưa hấu (mỗi vụ canh tác 3 tháng), nhưng năng suất đã đạt 25-30 tấn/ha, lợi nhuận đạt 120-150 triệu đồng/ha.

Tính hiệu quả lớn của công trình thuỷ lợi Sông Sào còn phải kể tới nguồn nước cung cấp tưới cho hàng ngàn héc ta đồng cỏ phục vụ cho 3 trang trại bò sữa của Tập đoàn TH. Và thông qua một tuyến kênh lấy nước từ lòng hồ với lưu lượng 160 m3/h, Tập đoàn TH đã lắp đặt xây dựng nhiều thiết bị xử lý lắng lọc hiện đại để cung cấp nguồn nước ăn cho gần 20.000 con bò lấy sữa. Hàng năm nhờ nguồn nước trong hồ mà các đơn vị còn nuôi và cung cấp được hàng nghìn tấn cá cho thị trường nội địa. Cụm đầu mối còn có khu lâm viên, bến neo đậu thuyền để phục vụ du khách đến tham quan. Nước trong hồ, trong kênh còn cung cấp đầy đủ cho nông dân huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hoà SX hàng ngàn héc ta rau, củ quả, đồng thời phục vụ thoả mãn nhu cầu dùng nước sinh hoạt.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm