| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ 1.000 phần quà cho công nhân tại các phòng trọ

Thứ Hai 02/08/2021 , 19:38 (GMT+7)

Ngày 2/8, Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ công tác 970 Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ đợt 1 cho công nhân tại các phòng trọ ở TP.HCM.

Đại diện Liên đoàn Lao động TP Thủ Đức trao quà từ Chương trình hỗ trợ công nhân cho một công nhân đang lưu trú tại một phòng trọ. Ảnh: Minh Sáng.

Đại diện Liên đoàn Lao động TP Thủ Đức trao quà từ Chương trình hỗ trợ công nhân cho một công nhân đang lưu trú tại một phòng trọ. Ảnh: Minh Sáng.

Trong đợt 1 này, Chương trình hỗ trợ công nhân của Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT và Tổ công tác 970 Bộ Quốc phòng, đã trao 1.000 phần quà cho công nhân, người lao động đang lưu trú tại các phòng trọ trên địa bàn TP Thủ Đức.

Tổng cộng đã có 10 ngàn quả trứng; 1.000 con gà; 5,7 tấn thanh long; 5 tấn rau củ; 1.000 túi gạo (5kg/túi) được trao tới cho công nhân, người lao động đang gặp khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM (đơn vị phối hợp thực hiện chương trình), chia sẻ: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để trao tận tay các phần quà đến cho công nhân, người lao động đang gặp khó khăn nhất để giúp họ vượt qua được đợt dịch này. Hiện nay, chương trình tập trung cho đối tượng công nhân ở các khu nhà trọ, bởi họ đang không có việc làm nên rất khó khăn, đặc biệt là công nhân đến từ các tỉnh. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, có thể họ sẽ phải quay về quê nhà. Chúng tôi hi vọng tất cả các hoạt động hỗ trợ này sẽ giúp công nhân, người lao động yên tâm ở lại”.

Chị Nguyễn Thị Hương, một công nhân được hỗ trợ trong đợt 1, cho biết, ở khu trọ của chị có 14 phòng, người ở trọ đa số là công nhân, một số là người buôn bán nhỏ lẻ, bán hàng rong, chạy xe ôm, chạy tắc xi...

Những người ở trọ nhìn chung đang rất khó khăn vì không đi làm được nên không có thu nhập, đi mua lương thực, thực phẩm cũng khó. Do đó, những phần quà gồm lương thực, thực phẩm thiết yếu như thế này rất có ý nghĩa đối với công nhân, người lao động vẫn đang ở lại trong các khu phòng trọ.

Một số công nhân tại các phòng trọ ở Thủ Đức nhận quà hỗ trợ trong đợt 1. Ảnh: Minh Sáng.

Một số công nhân tại các phòng trọ ở Thủ Đức nhận quà hỗ trợ trong đợt 1. Ảnh: Minh Sáng.

Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết, tại 12 quận, huyện và TP Thủ Đức, hiện có gần 385.000 phòng trọ với trên 1.032.000 người đang lưu trú tạm thời. Trong đó, nhiều phòng trọ nhất là TP Thủ Đức có 118.000 phòng, 270.000 công nhân. Tiếp đó là quận 12 với trên 111.000 phòng trọ; huyện Bình Chánh gần 59.000 phòng trọ và trên 135.000 người...

Sau hơn 2 tháng TP.HCM tiến hành giãn cách xã hội và hiện vẫn đang tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhìn chung công nhân lưu trú tại các phòng trọ ở TP đang gặp nhiều khó khăn, nhất là về khả năng tự đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Theo Liên đoàn Lao động TP.HCM, với mỗi phòng trọ công nhân, nhu cầu cung cấp thực phẩm trong 1 tuần là: 5kg gạo, 20 gói mì gói, 1 chai dầu ăn (0,5l), 1 lốc cá hộp hoặc 2 lốc trứng gà (20 quả), 1 kg thịt hoặc cá. Ngoài ra công nhân lưu trú tại các phòng trọ cũng có nhu cầu về củ, quả, đậu, đường ...

Trước những khó khăn của công nhân đang lưu trú tại các phòng trọ ở TP.HCM, những ngày qua, Tổ Công tác 970 Bộ NN-PTNT đã lên kế hoạch phối hợp với Tổ Công tác 970 của Bộ Quốc phòng, tổ chức chương trình hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp của TP.HCM, đang gặp khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Hưởng ứng lời kêu gọi của tổ công tác về hỗ trợ cho công nhân, người lao động, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã tích cực ủng hộ lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Đến ngày 2/8, Tập đoàn Intimex đã ủng hộ 10 tấn gạo; Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ủng hộ 20.000 quả trứng; HTX Hưng Thịnh Phát (thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) ủng hộ 20 tấn thanh long; ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) ủng hộ 5 triệu đồng; ông Nguyễn Quốc Oánh (Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển Nông thôn I) ủng hộ 8 triệu đồng; bà Trần Thị Thu Thủy, GĐ Công ty TNHH Tư vấn Trần Thị Thu Thủy (cửa hàng nông sản Vmart Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) ủng hộ 500kg rau, Công ty San Hà ủng hộ 1.000 con gà tươi... 

Đến ngày 2/8, có tổng 576 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng kí với Tổ Công tác 970 của Bộ NN- PTNT. Gồm: rau củ 128 đầu mối; trái cây 142 đầu mối; thủy hải sản 251 đầu mối; lương thực 32 đầu mối; các mặt hàng khác 23 đầu mối. Đại diện đầu mối cung cấp hàng hóa rất đa dạng. 

Tác động của 2 lần hội thảo trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt (249 đơn vị tham dự), sản phẩm chăn nuôi và thủy sản (278 đơn vị tham dự) rất lớn. Tổ công tác kết nối được 2 đơn hàng lớn về thủy sản. Đơn hàng thứ nhất 1.000 tấn thủy hải sản các loại và đã phân cho cho các đầu mối cung cấp thủy sản tại 7 tỉnh có đăng kí qua tổ công tác 970 và đơn hàng đang được các bên lên kế hoạch thu mua trong 10 ngày.

Đơn hàng thứ 2 của một doanh nghiệp nhờ Tổ Công tác 970 tìm các đối tác tại các tỉnh để có hợp đồng dài hạn mua hằng tháng 985 tấn cá tra, 73 tấn cá ngừ, 9 cont/tháng cá rô phi và điêu hồng, 5 cont/tháng tôm càng xanh, 2 cont/tháng đùi ếch làm sẵn, 3 cont/tháng tôm sú và tôm thẻ, 2 cont/tháng mực và bạch tuộc, 1 cont/tháng cá cơm phơi khô…

Các đơn hàng này rất lớn, tiêu chuẩn mua hàng cũng cao và mức xử phạt vi phạm chất lượng lớn, tổ công tác đã làm việc với UBND một số tỉnh và UBND một số huyện có nguồn cung nhưng cần đảm bảo để doanh nghiệp liên kết theo chuỗi lâu dài.

Ngoài ra, các công ty rất quan tâm đến các thông tin tư vấn kết nối xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất bền vững thích ứng với tác động của Covid 19 như: tư vấn cho doanh nghiệp ngành sản xuất lươn tại Hậu Giang, vùng sản xuất mít tập trung 5.700 ha tại huyện Châu thành tỉnh Hậu Giang, vùng trồng cây ăn trái hơn 1.100 ha (mít, ổi) tại huyện Tháp mười Đồng Tháp, các vùng nuôi ếch đồng, cá sặc rằn tại Đồng Tháp, Vùng khoa ang ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long) và Hòn Đất Kiên giang, vùng nuôi tôm càng xanh lớn ở U Minh Thượng (Kiên Giang), vùng ra xung ở Long An huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), vùng hơn 6.000 ha sả ở Tân Phú Đông (Tiền Giang), các vùng trái cây chuyên canh nhãn ở Châu Thành (Đồng Tháp), Bình Đại (Bến Tre), vú sữa ở Kê Sách (Sóc Trăng)...

Trong ngày, Tổ Công tác 970 cũng hỗ trợ kết nối rất nhiều đơn hàng cho các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Các đơn hàng tuy nhỏ từ 2-3 tấn/đơn hàng nhưng hàng hóa rất đa dạng gồm rau củ quả, trái cây, thủy sản và lương thực.  Tổ Công tác 970 cũng thí điểm mô hình “chào hàng và giao hàng theo huyện”.

Tổ Công tác kết hợp với UBND huyện, thống kê các nguồn hàng tại huyện có khả năng cung cấp, tìm phương tiện chở hàng từ huyện lên thành phố, xin phép đầy đủ giấy tờ cho xe và tài xế, sau đó chào đơn hàng cho các siêu thi và tổ chức giao hàng, mỗi xe dao động từ 1-3 tấn nhưng tiêu thụ được rất nhiều mặt hàng trong huyện.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.