Lý do là nhiều loài thực vật không có nguồn gốc này đã bị xác định thuộc danh sách "cỏ dại độc hại" hoặc "thực vật xâm hại có vấn đề".
Trên thực tế, ngay cả cỏ tranh - "loài cỏ dại xâm lấn tồi tệ nhất thế giới" theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) - vẫn đang được bán tại nhiều trung tâm làm vườn của nước này.
Cụ thể, mặc dù đã bị cấm bởi Đạo luật Cỏ dại độc hại của Liên bang và các quy định của tiểu bang nhằm kiểm soát vấn đề thực vật xâm hại đang diễn ra ở Mỹ, cỏ tranh và gần 1.300 loài thực vật xâm hại khác vẫn đang được bán trong các vườn ươm, trung tâm làm vườn và các nhà bán lẻ trực tuyến trên khắp nước Mỹ.
Cỏ cogon (cỏ tranh), loài cỏ xâm lấn phổ biến ở Đông Nam Á, đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cũng như sinh thái đối với các hệ sinh thái lâm nghiệp, nông nghiệp, đất đai và hệ sinh thái tự nhiên.
Evelyn M. Beaury, tác giả chính của nghiên cứu về sinh học tiến hóa và sinh vật tại UMass cho biết: “Cỏ tranh là trường hợp đáng lo ngại nhất về hoạt động bán cỏ dại độc hại được liên bang chỉ định".
Nhiều loài thực vật xâm lấn vẫn được buôn bán
Các nhà nghiên cứu thu thập thông tin từ 1.330 vườn ươm, trung tâm vườn và các nhà bán lẻ trực tuyến, bao gồm Amazon và eBay để xác định các loài thực vật xâm lấn đang được bán ở Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng "61% trong số 1.285 loài thực vật xâm lấn vẫn có sẵn thông qua hoạt động buôn bán thực vật, bao gồm 50% các loài cỏ dại độc hại do tiểu bang quản lý và 20% cỏ dại độc hại do liên bang quản lý ", Chrissy Sexton của trang Earth.com báo cáo.
Cây lá sắn (European frogbit), một loài giống cây lá súng, từng được sử dụng làm cây cảnh được xác định là một trong những loài cây có vấn đề. Cây lá sắn hiện bị cấm ở Wisconsin và các bang khác vì nó chiếm các ao và và chèn ép thực vật khác.
Theo Amanda Smith, một chuyên gia về các loài xâm lấn của Sở Tài nguyên Thiên nhiên Wisconsin, loài này có "khả năng tập trung đông đúc và phát triển tràn lan nhanh chóng", do đó có khả năng phát tán tự nhiên.
Các nghiên cứu đề cập đến những loài khác đang được bán bao gồm cây dâu tây Nhật Bản (Japanese barberry – cây bụi lá đỏ), cây thủy lạp Trung Quốc (Chinese privet), whitetop, cây phong Na Uy (Norway maple), cây kẹo cao su (Brazilian peppertree ), cây nhót đắng (Russian olive), tỏi mù tạc , cây kế sao vàng (yellow star thistle), cây kế đồng (Canada thistle ), sắn dây, cỏ Jonhson và nhiều loại khác.
Nhận thức của người tiêu dùng
Ngay cả khi sự gia tăng của những loại cây này vẫn tiếp tục trên thị trường, nhóm nghiên cứu đưa ra vấn đề nhận thức của người tiêu dùng. Biết quá rõ rằng những loài thực vật xâm hại này bị các cơ quan quản lý liên bang và tiểu bang cấm trong nước, bất kể phương pháp thực thi có nhất quán hay không, người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm về những gì họ đang mua.
“Mặc dù các quy định chắp vá của nhà nước chắc chắn góp phần vào sự phổ biến rộng rãi của các loài thực vật xâm lấn ở Hoa Kỳ, nhưng rõ ràng chúng ta, với tư cách là công dân, cũng thiếu nhận thức về loài thực vật nào xâm hại và cách chúng lây lan sang các khu vực mới”, bà Beaury khẳng định.
“Chúng tôi đã nghe được thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng kết quả nghiên cứu của chúng tôi để theo dõi những người trồng trọt bán các loài xâm lấn”, bà nói thêm và hy vọng điều đó có thể "trấn áp" việc mua bán bất hợp pháp.