| Hotline: 0983.970.780

Hòa Phát nhập đợt heo giống thứ hai

Thứ Ba 02/08/2016 , 08:23 (GMT+7)

Mới đây, Cty TNHH Chăn nuôi Hòa Phước (thuộc Cty CP Phát triển nông nghiệp Hòa Phát) đã đón đợt heo giống thuần chủng gồm 923 con nhập khẩu từ Cty DanBred International của Đan Mạch.

imge002134359415
Đàn heo giống Hòa Phát mới nhập về

 

Đây là lô heo nhập thứ hai của Tập đoàn Hòa Phát trong lĩnh vực chăn nuôi.

Công tác chọn giống do chuyên gia chăn nuôi người Anh Ray Prood, giám đốc kỹ thuật trực tiếp đi chọn lựa tại 9 trại giống của Đan Mạch, đảm bảo 100% con giống khỏe mạnh, có các chỉ số về gien và giống (index) tốt. Trước đó, đội ngũ kỹ thuật viên của công ty đã được cử đi đào tạo tại Đan Mạch từ tháng 3/2016.

Trên quy mô 86ha đặt tại huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, khu vực nuôi tân đáo của trại heo Minh Đức thuộc Cty Hòa Phước đã hoàn thành đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị (hệ thống thông gió và cho ăn tự động), chạy thử và đưa vào hoạt động ổn định trước khi heo giống được nhập khẩu. Cty tiếp tục triển khai hoàn thiện các khu nhà nuôi các loại heo theo giai đoạn sinh trưởng, từ nhà heo phối giống, nhà heo mang thai, nhà heo nái đẻ, nhà heo cai sữa, nhà heo nuôi thịt cùng các nhà phát triển hậu bị và nhà heo cách ly.

Theo định hướng của Tập đoàn Hòa Phát, việc nuôi heo ở phía Nam được tập trung tại tỉnh Bình Phước. Cty TNHH Chăn nuôi Hòa Phước sẽ đầu tư 4 trại nái bố mẹ và một trại thuần với 2.000 con nái cụ kỵ và ông bà.

Trại nái đầu tiên Minh Đức có quy mô thiết kế 6.000 nái và 54.000 lợn thịt thương phẩm. Các trại còn lại sẽ được tiếp tục đầu tư xây dựng từ cuối năm 2016 đến năm 2019, nâng tổng số đàn nái đạt 24.000 con và sản lượng khoảng 500.000 heo thịt xuất bán hàng năm.

Dự kiến, Công ty Hòa Phước sẽ nhập đợt heo giống tiếp theo vào tháng 10 tới.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm