| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thiện hệ thống tưới sông Chu, sông Mã

Thứ Sáu 27/12/2019 , 09:41 (GMT+7)

Khu vực Bắc sông Chu - Nam Sông Mã có diện tích trồng trọt hơn 31.000ha trong tổng số 239.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

09-21-24_cu_mng_2
Hệ thống thủy lợi sông Chu, sông Mã giúp thay đổi diện mạo nông nghiệp cả một vùng của Thanh Hóa.

Trước đây, nguồn nước tưới tiêu và phục vụ cho sinh hoạt của người dân chủ yếu phụ thuộc vào hai con sông chính là sông Chu, sông Mã và một số hồ đập nhỏ, nước được bơm trực tiếp từ các sông cung cấp nước tưới cho các cánh đồng.

Với đặc thù địa hình vùng dự án có nhiều khu vực phải bơm tiếp để đẩy nước lên bậc trên cấp nước tưới, tuy nhiên vẫn còn trên 6.200ha đất ở khu vực cao không thể tưới được.

Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước các sông hạ thấp, đặc biệt vào mùa khô nước từ các trạm bơm chỉ đủ cung cấp khoảng 60% diện tích phụ trách. Trước đây đã phải sử dụng hơn 200 trạm bơm lớn nhỏ.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguồn nước của sông Mã và sông Chu bị suy giảm tới mức kỷ lục, có thời điểm Công ty Khai thác công trình thủy lợi Nam sông Mã đã phải sử dụng đập tạm để ngăn dòng sông Mã để dâng nước, đào sâu thêm kênh dẫn vào trạm bơm, nhưng thiên nhiên không hề ủng hộ.

Trạm bơm đầu nguồn và các trạm bơm chuyển tiếp đành bỏ không vì không có nước, các diện tích trồng trọt bị hạn hán dẫn đến thiệt hại mùa màng nghiêm trọng. Đời sống người dân gặp khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng cao lên đến 11,6%.

Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ NN-PTNT thực hiện một chương trình tổng thể Hệ thống tưới cho khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa thông qua Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt.

Dự án được Bộ NN-PTNT phê duyệt năm 2011, sử dụng nguồn vốn vay ADB và vốn ngân sách đối ứng, Ban Quản lý trung ương các Dự án Thủy lợi được giao làm chủ dự án.

Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã gồm có 4 hợp phần, bao gồm: Cải thiện quản lý các nguồn tài nguyên nước, cung cấp các dịch vụ tưới tiêu, vận hành và bảo trì hệ thống thủy lợi trong hệ thống quản lý thủy lợi. Cải thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi. Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ nông thôn, vật tư, thông tin nông nghiệp và cuối cùng là Quản lý dự án hiệu quả.

Chia sẻ của lãnh đạo Chi nhánh Quản lý khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt, trước đây khi chưa có hồ Cửa Đạt, các nguồn nước tưới phải phụ thuộc vào thiên nhiên. Khi có hệ thống kênh dẫn nước từ hồ Cửa Đạt đã chủ động được về nguồn nước đảm bảo cung cấp đúng theo lịch tưới, dự án đã tưới được 100% diện tích theo thiết kế. Ngoài ra, dự án cũng nâng cao hiệu quả kinh tế, sinh hoạt, công nghiệp cho phía hạ du.

09-21-24_he_thong_song_chu_song_m
Hệ thống kênh mương hiện đại.
Lãnh đạo Công ty TNHH Thủy lợi Nam sông Mã cho biết, sau khi có nguồn nước tự chảy từ dự án, công tác vận hành của Công ty được đơn giản hơn, thuận tiện, chủ động trong công tác phục vụ tưới tiêu, tưới. Bên cạnh đó, chi phí trong công tác vận hành, hàng năm giảm được khoảng 7-8 tỉ tiền điện.

Bà con nông dân xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc tâm sự, trước đây, Kiên Thọ tưới tiêu phải chủ động, mặc dù trên địa bàn xã có tới 10 hồ đập nhưng việc tưới tiêu rất khó khăn, phải dựa vào thiên nhiên khá lớn.

Phần tưới chủ động xã Kiên Thọ tưới bằng các kênh mương nhỏ lẻ, chủ yếu dùng máy tưới cá nhân nên công tác chỉ đạo sản xuất hạn chế, năng suất lúa chỉ đạt trung bình trên 4 tấn/ha.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của lãnh đạo xã Kiên Thọ, khi dự án Nam sông Chu - Bắc sông Mã từng bước đi vào vận hành và sử dụng, việc chủ động nước đến thời điểm này với xã Kiên Thọ rất chủ động, tăng từ 1 vụ lúa lên 2 vụ/năm, khi cần nước tưới là có, qua đó nâng hiệu quả canh tác năm 2019 lên gần 6 tấn/ha.

Đặc biệt, nhờ có nước, các xã được hưởng lợi từ công trình thủy lợi có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang màu, nhiều diện tích cho thu nhập trên 300 triệu/ha/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,8% xuống còn 4,1%.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.