| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích kép từ công trình giảm rủi ro thiên tai

Thứ Hai 23/12/2019 , 13:10 (GMT+7)

Không chỉ giúp hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, các công trình xây dựng giảm rủi ro thiên tai còn mang rất nhiều lợi ích ý nghĩa khác cho người dân ĐBSCL.

08-46-07_20191120_115305
Người dân đi lại trên công trình kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực thị trấn Thường Thới Tiền.

Điển hình cho việc phát huy đa lợi ích từ các công trình giảm rủi ro thiên tai là công trình kè ở thị trấn Thường Thới Tiền. Công trình Tiểu dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở bờ sông Tiền thuộc Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Dự án được thực hiện từ vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn hỗ trợ không hoàn lại từ AusAID, vốn đối ứng Trung ương và địa phương.

Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, trước những diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở xảy ra tại thị trấn Thường Thới Tiền, tháng 9/2013, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp có quyết định phê duyệt tiểu dự án trên. Công trình có tổng chiều dài hơn 6km, gồm 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện chiều dài hơn 3km, rộng 30m, tương đương khoảng 12,8ha. Tổng vốn đầu tư công trình hơn 200 tỷ đồng, nhằm bảo vệ cho trên 10.000 hộ dân sinh sống ổn định bên trong bờ sông Tiền.

Ông Nguyễn Văn Nhiều, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, kè chống xói lở khu vực thị trấn Thường Thới Tiền là công trình thủy lợi cấp IV. Đây là dự án quan trọng nhằm chống sạt lở đất bờ sông Tiền, bảo vệ dân cư, đất sản xuất và cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Đây cũng là công trình trọng điểm, tiền đề thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tham gia đầu tư nhằm phát triển đô thị ven sông Tiền.

Ngoài công trình kè tại thị trấn Thường Thời Tiền, các công trình nạo vét kênh, xây cầu, làm cống thuộc Tiểu dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh trục tiêu thoát lũ và cung cấp nước tưới cho vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) cũng đang hỗ trợ người dân nơi đây giảm thiểu rủi ro trong mùa lũ và thiếu nước trong mùa kiệt.

Tiểu dự án này cũng thuộc Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do ADB và AusAID tài trợ, gồm các công trình thủy lợi cấp III như nạo vét kênh Cái Cái, kênh Tân Công Chí - Đốc Vàng Hạ, xây dựng Cầu Long Sơn Ngọc, cầu Bàu Lức, cầu Cả Trấp 2 và cầu Cả Trấp 3.

Theo ông Nguyễn Văn Nhiều, trước đây nhiều kênh ở huyện Tam Nông và huyện Tân Hồng cạn kiệt ảnh hưởng đến việc khả năng bơm tưới, vận tải thủy vào mùa khô. Còn mùa lũ, làm kéo dài thời gian ngập nước trên ruộng, ảnh hưởng đến việc xuống giống sớm đồng loạt vụ Đông Xuân, các diện tích trũng ngập phải bơm tiêu kéo dài, chi phí lớn.

08-46-07_nh_2
 
Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (ADB-GMS1) có tổng mức đầu tư là 64,359 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 45 triệu USD cộng các nguồn vốn khác.

Ngoài ra, tình trạng bờ bao, cống bọng chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng đến việc chống lũ bảo vệ lúa Hè Thu, việc đưa cơ giới vào đồng ruộng phải theo đường thủy, mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, các công trình thủy lợi cấp III trên là rất cần thiết. Mặc dù trong qua trình xây dựng, gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao của chủ đầu tư và chính quyền địa phương, các công trình đã hoàn thành và phát huy hiệu quả của nó.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn chia sẻ, khu vực ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhưng cũng là vùng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt liên quan đến việc khai thác và quản lý nguồn nước của sông Mê Kông.

Do đó, việc các dự án trên được đầu tư và đi vào hoạt động mang lại lợi ích kép cả trong đời sống sản xuất và phòng chống thiên tai cho người dân một số vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Kết quả thực tiễn sẽ thuyết phục nông dân sử dụng vacxin

'Khi người nuôi lợn thấy vacxin AVAC ASF LIVE bảo hộ tốt, bản thân họ sẽ chủ động truyền kinh nghiệm đến những người xung quanh', TS Nguyễn Văn Điệp chia sẻ.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.