| Hotline: 0983.970.780

Hội Nông dân Nghệ An nâng tầm diện mạo nông thôn

Thứ Tư 19/04/2023 , 16:02 (GMT+7)

Nỗ lực không ngơi nghỉ đã khắc họa cho Nghệ An bức tranh nông thôn mới đầy tươi tắn, trong đó thể hiện đậm nét vai trò, dấu ấn của Hội Nông dân.

Hội Nông dân tỉnh Nghệ An và ngành nông nghiệp địa phương có sự phối hợp chặt chẽ suốt những năm qua. Ảnh: Võ Dũng. 

Hội Nông dân tỉnh Nghệ An và ngành nông nghiệp địa phương có sự phối hợp chặt chẽ suốt những năm qua. Ảnh: Võ Dũng. 

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo tiền đề vững chắc để tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Chính phủ.

Bám sát định hướng, chỉ đạo, những năm qua Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã triển khai hiệu quả các chương trình mang tính then chốt nhằm cụ thể hóa mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng tầm diện mạo nông thôn, đồng thời góp phần quan trọng trong lộ trình phát triển chung của tỉnh nhà. Những dấu ấn đậm nét trong năm 2022 cho thấy mọi việc đang đi đúng hướng.

Thành quả có được là nhờ sự chủ động, thích ứng linh hoạt của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, thông qua việc ban hành Đề án “Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2022-2025”; Xây dựng, đề xuất UBND tỉnh ban hành Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp giai đoạn 2022-2025”… những gam màu sáng đã hình thành nên bức họa đầy tươi mới.

Trong năm 2022 đầy biến động, thách thức, Hội Nông dân Nghệ An và Sở NN-PTNT đã nỗ lực, tạo lập được sợi dân liên kết vô cùng bền chặt. Hàng loạt mô hình tế, hàng chục lớp tập huấn liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và kinh tế tập thể… được tổ chức đã thu hút hàng ngàn hội viên tham gia, bấy nhiêu thôi đủ thấy sức lan tỏa lớn đến nhường nào.

Bộ mặt nông thôn mới tại Nghệ An ngày một khởi sắc hơn, ở đó có dấu ấn không nhỏ của Hội Nông dân. Ảnh: Việt Khánh.

Bộ mặt nông thôn mới tại Nghệ An ngày một khởi sắc hơn, ở đó có dấu ấn không nhỏ của Hội Nông dân. Ảnh: Việt Khánh.

Thông qua chương trình, nông dân có cơ hội giao lưu, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ để chủ động áp dụng vào thực tiễn. Trong xu thế 4.0 nhà nông rất thức thời, họ không bị “choáng ngợp” trước sự phát triển như vũ bão của thời cuộc. Nông dân hòa nhập nhanh chóng tạo chuyển biến sâu sắc, qua đó thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là khu vực vùng cao thuộc các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông.

Cũng trong năm này, Hội Nông dân Nghệ An đã chủ động khâu nối với các doanh nghiệp tín chấp, qua đó giúp trên 250.000 lượt hội viên được vay đến 17.630 tấn phân bón, 215 tấn thức ăn chăn nuôi và 82.000 con giống gia cầm, tổng giá trị đạt trên 185 tỷ đồng. Con số này thực sự ấn tượng khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế chung bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, chưa kể còn đối diện hàng loạt rào cản khó nhằn khác như thiên tai, dịch bệnh, lạm phát…  

Thấy rằng trao cho nhà nông “chiếc cần câu” là chưa đủ, các cấp hội còn trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn, hỗ trợ  nông dân phát triển hàng chục hệ thống nhà lưới, nhà màng cùng các công trình tưới tiêu đảm bảo để ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ vào sản xuất, nhờ đó từng bước tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.  

Chưa dừng lại, Hội Nông dân Nghệ An đã chủ động, trực tiếp tổ chức 4 gian hàng tham gia Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La; tổ chức 13 gian hàng trên địa bàn tỉnh nhân dịp lễ hội, hội thi, hội nghị lớn; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của hội viên, nông dân…

“Khi cần Hội Nông dân có, khi khó có Hội Nông dân”, từ kết quả thực tế thấy rằng chủ trương đó vẫn được duy trì, tiếp nối xuyên suốt. Nhiều thời điểm quá trình lưu thông, tiêu thụ nông sản trên địa bàn bế tắc toàn tập, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Ban Thường vụ Hội nông dân tỉnh, các cấp hội đã vào cuộc quyết liệt, tập trung đẩy mạnh các hoạt động kết nối để giảm thiểu áp lực cho nhà nông. Hơn 1.500 tấn hàng các loại được giải cứu kịp thời đã nói thay tất cả.

Thông qua những chương trình tập huấn thiết thực, nhà nông được trau dồi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để phát huy hiệu quả hơn nữa trên ruộng đồng. Ảnh: Việt Khánh.

Thông qua những chương trình tập huấn thiết thực, nhà nông được trau dồi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để phát huy hiệu quả hơn nữa trên ruộng đồng. Ảnh: Việt Khánh.

Xây dựng nông thôn mới vốn dĩ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, đạt được đã khó, để duy trì và nâng tầm càng khó nhằn gấp bội. Từ thực tiễn đặt ra, một mặt Hội Nông dân Nghệ An xác định phải kế thừa thành quả, mặt khác phải tự “làm mới” mình để hướng đến những mục tiêu cao hơn, xa hơn.  

Trong năm 2023, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH, về sự nghiệp “tam nông” bền vững, then chốt là xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu để hội viên, nông dân nắm sâu, hiểu rõ, qua đó mạnh dạn chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Hội Nông dân có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ từng thành viên xóa bỏ định kiến, tư tưởng thụ động để hoàn thiện hơn, xứng danh là những “nông dân 4.0” chính hiệu, biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, biết bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, sâu xa hơn là làm giàu từ chính lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.