| Hotline: 0983.970.780

Nghệ thuật sân khấu Dù kê 100 năm tuổi, đối diện nhiều thách thức

Chủ Nhật 25/10/2020 , 13:28 (GMT+7)

Tại Trường đại học Trà Vinh vừa diễn ra Hội thảo Khoa học "Nghệ thuật sân khấu Dù kê – 100 năm hình thành và phát triển".

Theo PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường đại học Trà Vinh cho biết, nghệ thuật sân khấu Dù kê là loại hình kịch hát độc đáo của cộng đồng người Khmer ở vùng ĐBSCL. Đây là kết quả của tinh thần sáng tạo, niềm đam mê nghệ thuật và quá trình tiếp biến văn hóa của người Khmer với các dân tộc Kinh và Hoa ở Nam Bộ. Nghệ thuật sân khấu Dù kê đời vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX ở Trà Vinh. 

Nghệ thuật sân khấu Dù kê đã có 100 năm hình thành và phát triển nhưng đang đối mặt những thách thức khó khăn trong thời đại nhiều loại hình giải trí ngày nay. Ảnh: Minh Đảm.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê đã có 100 năm hình thành và phát triển nhưng đang đối mặt những thách thức khó khăn trong thời đại nhiều loại hình giải trí ngày nay. Ảnh: Minh Đảm.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê đã được công chúng trong và ngoài tỉnh đón nhận nhiệt tình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người Khmer ở Nam Bộ. Từ đó, nghệ thuật sân khấu Dù kê đã nhanh chóng lan tỏa sang nước bạn Campuchia.

Nhiều vở diễn có giá trị đã đi vào lòng khán thính giả trong và ngoài nước bao năm qua như Nghĩa tình trong giông tố, Giữ đền Cô Hia, Mối tình Bô pha – Rạng xây…

Năm 1985, tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Quy Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định), nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ chính thức được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là loại hình sân khấu chuyên nghiệp ở Việt Nam. Tiếp đó, năm 2014, nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các giải pháp bảo tồn nghệ thuật sân khấu Dù kê. Ảnh: Minh Đảm.

Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các giải pháp bảo tồn nghệ thuật sân khấu Dù kê. Ảnh: Minh Đảm.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, do sự thay đổi của nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ của người dân, sự bùng nổ của các loại hình giải trí hiện đại, sức hấp dẫn của phương tiện nghe nhìn nên nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Các nghệ nhân, nghệ sĩ gạo cội ngày càng thưa dần. Trong khi đó, đội ngũ kế thừa chưa được đào tạo bài bản. Phương thức sưu tầm, lưu trữ và truyền bá còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư viết kịch bản, dàn dựng và biểu diễn các vở diễn mới chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng…

Thông qua Hội thảo khoa học lần này, các nhà khoa học, các nghệ nhân, nghệ sĩ đã đóng góp ý kiến nhằm phân tích, đánh giá khách quan nguồn gốc, đặc trưng, giá trị, những đóng góp của nghệ thuật sân khấu Dù kê thời gian qua. Đồng thời, nhận diện được những khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp giúp bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ thời gian tới.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm