| Hotline: 0983.970.780

Hơn 2.000 dân Quy Nhơn 'khát' nước sinh hoạt

Thứ Hai 24/06/2019 , 09:02 (GMT+7)

Những đợt nắng nóng vừa qua, người dân khu vực 2 phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải vượt con đèo Quy Hòa ra khu dân cư bên kia đèo để chở từng can nước về sinh hoạt.

Bởi, nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng nước tăng cao nên “cháy túi” về khoản tiền mua nước bình sử dụng hàng ngày.

09-23-47_1
Bị nhiễm phèn nặng nên nước giếng có màu vàng đục.

Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố biển Quy Nhơn 2km, nhưng bị con đèo Quy Hòa chia cắt, nên người dân khu vực 2 phường Ghềnh Ráng không được hưởng lợi từ những công trình nước sạch của TP. Mọi nhu cầu về nước sinh hoạt cứ đành “nương tựa” vào những giếng khoan, giếng đào, trong khi mạch nước ngầm ở vùng này không đảm bảo vệ sinh.

"Tại khu dân cư Quy Hòa (khu vực 2) cách 3 ngày mới được thu gom rác 1 lần. Rác ứ không thể để trong nhà, nhiều người phải đào lỗ chôn. Hết lớp này đến lớp khác, rác bị phân hủy trong đất, mưa xuống ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Do đó, những giếng khoan ở đây cũng không chắc đảm bảo vệ sinh”, 1 người dân khu vực 2 nói.

Từ bao đời nay, từ nhà dân cho đến Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, nhà thờ Quy Hòa, trường học, đều phải tự bỏ tiền túi khoan giếng để lấy nước sinh hoạt.

09-23-47_2
Những vật dụng đựng nước cũng “nhiễm phèn” đỏ au.

“Sống ở đây đã gần 30 năm nay, gia đình tôi chỉ biết dựa vào nguồn nước giếng khoan từ Bệnh viên Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa để dùng vào sinh hoạt, còn nước uống phải mua nước bình. Một số gia đình có điều kiện thì mua máy lọc nước, nhưng loại máy này khá đắt tiền nên không phải gia đình nào cũng có thể mua”, ông Trần Văn Anh (62 tuổi), thành viên Ban Hội đồng bệnh nhân phong Quy Hòa, chia sẻ. Ông cho hay, nơi đây hiện có 420 bệnh nhân phong với 1.200 nhân khẩu, gần như đều sử dụng nước giếng khoan từ bệnh viện.

Không chỉ vậy, đến cả Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) nằm trung khu vực Quy Hòa vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt, vẫn đang phải sử dụng nước giếng khoan đưa qua hệ thống xử lý. Anh H, nhân viên bảo vệ trung tâm cho hay: “Tất cả nước sinh hoạt nơi đây đều sử dụng từ giếng khoan và xử lý qua hệ thống lọc, nhờ vậy nên yên tâm sử dụng vì nước rất sạch và đảm bảo chất lượng”.

Mạch nước ngầm bị nhiễm phèn nên khi bơm lên nước có màu vàng cam trông như nước hến, đóng màng, bốc lên mùi tanh. Sau khi lọc thì nước có trong hơn, nhưng để khoảng 15 phút lại bắt đầu chuyển màu vàng. Có nghĩa cách lọc này vẫn chưa đảm bảo, thế nhưng không dùng thì nước đâu dùng. Sử dụng nước này thời gian dài chắc chắn sẽ sinh bệnh.

09-23-47_3
Nghĩa trang trong khu vực Quy Hòa nguy cơ gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

Điều mà người dân khu dân cư Quy Hòa lo lắng nhất là ở 2 đầu làng có 2 nghĩa trang với hàng trăm ngôi mộ thì mạch nước ngầm ở đây còn có thêm tác nhân gây ô nhiễm.

Theo người dân, vào những mùa nắng nóng gay gắt như năm nay, mạch nước ngầm cạn kiệt nên hầu hết các giếng khoan đều cho rất ít nước.

Vào mùa này, các giếng đào ở đây cũng trở nên nhiễm phèn rất nghiêm trọng. Trong khi chỉ cách có 2km nhưng nước sạch ở TP Quy Nhơn chẳng thể đến với người dân Quy Hòa, bởi cách trở con đèo.

Nhiều người quá bức xúc vì triền miên thiếu nước, lại không có tiền để mua nước bình sinh hoạt hằng ngày và bình lọc nước, phải tự nghiên cứu chế ra công cụ lọc nước.  

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.