| Hotline: 0983.970.780

Hơn 21.000ha rừng U Minh Hạ và cụm đảo bị khô hạn

Thứ Ba 27/02/2024 , 06:00 (GMT+7)

Cà Mau Hơn 21.000ha rừng hệ ngọt tại Cà Mau bị khô hạn, trong đó cảnh báo cháy cấp 4 - 5 hơn 2.200ha, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát của lực lượng kiểm lâm.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt (bìa trái) tổ chức đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, thuộc huyện U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt (bìa trái) tổ chức đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, thuộc huyện U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Hơn 21.000ha rừng được cảnh cáo

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Huỳnh Quốc Việt tổ chức đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, thuộc huyện U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Tại nhiều chốt, trạm quản lý bảo vệ rừng thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ và khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã trực tiếp kiểm tra trang thiết bị PCCCR mùa khô, việc vận hành máy móc…

Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, hiện nay nắng nóng khô hanh, gió thổi mạnh đã làm lượng nước dưới chân rừng bốc hơi nhanh, làm khô cạn 45.680 ha thuộc rừng U Minh Hạ và rừng cụm đảo. Đây là nhóm rừng có nguy cơ xảy ra cháy trong mùa khô 2024. Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích rừng khô hạn có khả năng xảy ra cháy trên địa bàn tỉnh này là hơn 21.000ha. Trong đó, dự báo cháy cấp 3 (cấp cao) là hơn 18.800 ha, cấp 4 (cấp nguy hiểm) hơn 1.925ha và cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm) là 290ha.

Theo phân tích của ông Hải, dự báo cấp độ cháy rừng thay đổi nhanh, liên tục từng ngày từ cấp cao lên cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, rừng U Minh Hạ và rừng cụm đảo đang đứng trước nguy cơ cháy rất cao do lượng nước dưới chân rừng khô cạn nhanh, lớp thực bì và dây leo bám theo cây rừng đang rất khô, do đó, cần hết sức cẩn trọng, bảo vệ nghiêm ngặt.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, kiểm tra tình hình khô hạn tại lâm phần rừng tràm Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, kiểm tra tình hình khô hạn tại lâm phần rừng tràm Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ động ứng phó PCCCR

Ngay trước khi mùa mưa kết thúc, Cà Mau chủ động đắp 85 cống, đập, bảo đảm trữ nước phục vụ PCCCR. Ngành chức năng tỉnh này cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ rừng sớm triển khai các giải pháp PCCCR mùa khô 2024 theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Hiện mực nước dưới các kênh, mương tại một số đơn vị chủ rừng lớn như: Vườn Quốc gia U Minh Hạ dao động từ 2,48 - 2,5m, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ từ 1,2 - 1,65m, các khu vực khác từ 0,6 - 2,1m (thấp nhất thuộc khu vực xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (0,6m), ông Lê Văn Hải cho biết thêm.

Trước tình hình trên, ông Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Hồ Song Toàn cho biết, tới đây huyện sẽ huấn luyện cho dân quân tự vệ tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, trong đó có các nội dung liên quan đến PCCCR. Đây sẽ là lực lượng phối hợp xử lý tình huống khi có cháy xảy ra.

Hơn 290ha rừng báo cháy cấp 5. Ảnh: Trọng Linh.

Hơn 290ha rừng báo cháy cấp 5. Ảnh: Trọng Linh.

Nhằm chủ động trước các tình huống có thể xảy ra trong mùa khô hạn dự báo sẽ còn kéo dài, Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau khẳng định, ban chỉ đạo các cấp, chủ rừng có phương án huy động lực lượng khi có cháy xảy ra. Đồng thời, các lực lượng chuyên trách, tổ máy bơm thường xuyên ứng trực 24/24, kiểm tra, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ, sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có lệnh điều động ban chỉ đạo các cấp theo phương châm “4 tại chỗ”, kịp thời xử lý khi có cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn, cháy lan…

Sau khi kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ghi nhận, độ ẩm dưới chân rừng vẫn còn nhiều, kênh mương trong rừng vẫn bảo đảm nước phục vụ PCCCR một khi có sự cố bất ngờ. Sau khi đo đạc, hiện nay, mực nước dưới các kênh, mương tại lâm phần rừng tràm Cà Mau dao động từ 1,2-2,5m, nơi thấp nhất là khu vực rừng tràm thuộc xã Khánh Bình Tây Bắc, chỉ còn khoảng 0,6m.

Tại những nơi đến kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thăm hỏi, tặng quà động viên lực lượng làm nhiệm vụ, đồng thời nhắc nhở lực lượng canh lửa mùa khô không được lơ là, chủ quan, phải luôn trong tâm thế sẳn sàng vì mùa khô năm 2024 dự báo sẽ còn kéo dài và khốc liệt hơn trong vài tháng tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt kiểm tra việc vận hành thiết bị chữa cháy tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt kiểm tra việc vận hành thiết bị chữa cháy tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Ảnh: Trọng Linh.

“Dù vẫn trong tầm kiểm soát nhưng lực lượng giữ rừng không nên chủ quan, phải tăng cường ứng trực, tuyệt đối không cho người không có phận sự vào rừng bắt cá, lấy ong. Các chủ rừng, ngành chức năng tỉnh cũng phải chủ động sẵn nguồn lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm… để hỗ trợ bổ sung thêm cho lực lượng canh lửa ở các chốt, trạm, không để lực lượng làm nhiệm vụ thiếu thốn các vật dụng thiết yếu", Chủ tịch tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt nhắc nhở.

Toàn lâm phần rừng tràm Cà Mau hiện đã hoàn thiện 64 chòi quan sát kiên cố và chín chòi canh tạm thời. Các lực lượng làm nhiệm vụ được trang bị 115 máy bơm nước (66 máy công suất lớn), hơn 57.000m vòi chữa cháy; hơn 70 máy ICOM, cùng hơn 140 vỏ lãi, xe chuyên dụng, bảo đảm phục vụ PCCCR kịp thời khi có tình huống cháy xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cùng đoàn tiếp tục kiểm tra việc vận hành hệ thống cấp nước tại trạm cấp nước liên xã Biển Bạch và Tân Bằng (huyện Thới Bình). Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cùng đoàn tiếp tục kiểm tra việc vận hành hệ thống cấp nước tại trạm cấp nước liên xã Biển Bạch và Tân Bằng (huyện Thới Bình). Ảnh: Trọng Linh.

Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng đoàn tiếp tục kiểm tra việc vận hành hệ thống cấp nước tại trạm cấp nước liên xã Biển Bạch và Tân Bằng (huyện Thới Bình). Đây là hệ thống nước được đầu tư quy mô lớn, cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 2.000 hộ dân trong vùng nhưng áp lực nước hiện còn yếu với những hộ ở cuối nguồn.

Vì vậy, người đứng đầu chính quyền tỉnh Cà Mau yêu cầu đơn vị chức năng bố trí hợp lý việc phân bổ nguồn nước sinh hoạt cho từng khu vực vào các khung giờ khác nhau; vận động nhân dân chuẩn bị thêm dụng cụ để tích trữ nước phòng khi nguồn nước được phân bổ qua khu vực khác thì hộ dân vẫn có đủ nước phục vụ nhu cầu thiết yếu.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.