| Hotline: 0983.970.780

Hơn 30 đơn vị tham gia không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam

Thứ Ba 12/12/2023 , 10:31 (GMT+7)

CÀ MAU Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện Festival Tôm Cà Mau 2023 và Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023.

Trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long “Liên kết cùng phát triển - Cà Mau 2023”, từ ngày 10 đến 13/12, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam.

Không gian trưng bày có sự tham gia của hơn 30 đơn vị với nhiều sản phẩm OCOP phong phú. Ảnh: Bùi Yến.

Không gian trưng bày có sự tham gia của hơn 30 đơn vị với nhiều sản phẩm OCOP phong phú. Ảnh: Bùi Yến.

Không gian trưng bày nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh sản phẩm OCOP của Việt Nam và các sản phẩm tham gia Hội thi Sản phẩm OCOP tiêu biểu tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long “Liên kết cùng phát triển - Cà Mau 2023”, qua đó góp phần đẩy mạnh kết nối, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác trong cả nước.

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện Festival Tôm Cà Mau 2023 và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 với chủ đề “Festival Tôm Cà Mau 2023 - Tự hào thương hiệu Việt”.

Không gian trưng bày có quy mô 400m2 sàn, giới thiệu sản phẩm OCOP tiêu biểu trên toàn quốc được đánh giá 3 sao trở lên, tôn vinh các sản phẩm tham gia và đạt giải Hội thi Sản phẩm OCOP tiêu biểu tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long “Liên kết cùng phát triển – Cà Mau 2023” và tổ chức các sự kiện kết nối, truyền thông quảng bá, thao diễn nghề.

Ngay trong ngày đầu mở cửa, không gian trưng bày đã thu hút đông đảo khách tham quan. Ảnh: Bùi Yến.

Ngay trong ngày đầu mở cửa, không gian trưng bày đã thu hút đông đảo khách tham quan. Ảnh: Bùi Yến.

Không gian trưng bày có sự tham gia của hơn 20 tỉnh thành và hơn 30 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu, Hà Giang, Ninh Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Gia Lai, Nam Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre, An Giang, Đắk Lắk, Long An, Bình Thuận, TP.HCM…

Không gian trưng bày, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú với sản phẩm OCOP là đặc sản tiêu biểu của các địa phương trên cả nước như: Trà xanh, trà đen, hồng trà, trà phổ nhĩ, lộc đinh trà, nhất tâm trà, chè tôm nõn, chè móc câu, trà hoa vàng Quy Hoa, miến dong hộp đỏ, miến dong tỏi đen, mít sấy, nấm hương khô Võ Nhai, nõn măng nứa sấy khô, tiêu đỏ hữu cơ, kẹo dừa ca cao, kẹo dừa sầu riêng lá dứa…  

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP Việt Nam được thiết kế, dàn dựng ấn tượng bằng cách sử dụng phần lớn các vật liệu thân thiện với môi trường, kết hợp với sản phẩm trang trí nhằm tạo không gian đặc sắc, phù hợp với văn hóa và cảnh quan môi trường của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Cà Mau, góp phần tạo cảm hứng cho du khách thăm quan, trải nghiệm sản phẩm. Đồng thời gửi thông điệp phát triển nền nông nghiệp bền vững, sinh thái hướng tới bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Các sản phẩm OCOP được khách tham quan đánh giá cao về chất lượng. Ảnh: Bùi Yến.

Các sản phẩm OCOP được khách tham quan đánh giá cao về chất lượng. Ảnh: Bùi Yến.

Tại không gian trưng bày, có các hoạt động thao diễn nghề và nếm thử sản phẩm với sự tham gia của các nghệ nhân thao diễn, trình diễn, giới thiệu cách thức sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu; thao diễn chế biến món ăn, đồ uống phục vụ khách tham quan như không gian ẩm thực trà Thái Nguyên, trà hoa vàng Quảng Ninh, cà phê...

Ban tổ chức cũng tổ chức chương trình livestream quảng bá, bán sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok Shop, trong đó tập trung vào các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Cà Mau, và các địa phương tham gia khu không gian trưng bày.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng.