| Hotline: 0983.970.780

Đưa sản phẩm OCOP lên nền tảng thương mại điện tử

Thứ Hai 11/12/2023 , 08:38 (GMT+7)

Để hỗ trợ chủ thể OCOP, ngành nông nghiệp Lâm Đồng liên tục tổ chức xúc tiến thương mại, đặc biệt quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Sản phẩm OCOP tiếp cận thương mại số

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, tính đến cuối tháng 10/2023, tỉnh Lâm Đồng có 239 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP. Trong đó có 9 sản phẩm 5 sao, 94 sản phẩm 4 sao và 136 sản phẩm 3 sao.

Lâm Đồng hiện có 239 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Trong đó có 9 sản phẩm 5 sao, 94 sản phẩm 4 sao và 136 sản phẩm 3 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng hiện có 239 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Trong đó có 9 sản phẩm 5 sao, 94 sản phẩm 4 sao và 136 sản phẩm 3 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Phạm Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, về xúc tiến thương mại, thương mại điện tử (TMĐT), thời gian qua, địa phương hỗ trợ 100% sản phẩm OCOP tham gia đăng ký thông tin, bán hàng qua các trang TMĐT, tham gia các kênh bán hàng TMĐT trên các ứng dụng mua sắm trực tuyến như Sendo của FPT, Voso của Viettel Post, Postmart của VnPost, Tiki-BigC/GO, Shopee và Lazada. Đồng thời đưa các sản phẩm OCOP và nông sản lên website: nongsandalatlamdong.vn để quảng bá, giới thiệu với các tổ chức, cá nhân tiêu dùng trong và ngoài nước.

Cùng với đó, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Tổng hội NN-PTNT Việt Nam, Tiktok Việt Nam tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng. Chương trình này có sự tham dự của 148 doanh nghiệp, hợp tác xã với hàng trăm sản phẩm OCOP. Cùng với hội nghị kết nối, xúc tiến này, các phiên livestream bán sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản cũng được tổ chức trên các kênh Tiktok và đã thu hút trên 470 nghìn lượt xem, tương tác. Thông qua chương trình livestream này, các chủ thể phát triển được gần 2 nghìn đơn hàng với tổng doanh thu khoảng 360 triệu đồng.

Một chủ thể tổ chức trưng bày sản phẩm tại hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản ở Đà Lạt hồi đầu tháng 11/2023. Ảnh: Minh Hậu.

Một chủ thể tổ chức trưng bày sản phẩm tại hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản ở Đà Lạt hồi đầu tháng 11/2023. Ảnh: Minh Hậu.

Cũng theo ông Phạm Hưng, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ các chủ thể trong việc livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên nền tảng Tiktok. Hoạt động này cũng nhằm mục đích hướng dẫn các chủ thể OCOP tiếp cận, khai thác tính năng của Tiktok và Tiktok shop để bán hàng. Đồng thời, thông qua các tiktoker để tăng sự tương tác nhằm quảng bá, bán sản phẩm OCOP Lâm Đồng một cách hiệu quả.

100% sản phẩm OCOP lên website

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, Chương trình OCOP đã góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Thông qua chương trình này, các sản phẩm, đặc sản địa phương, văn hóa và tri thức bản địa có cơ hội phát triển. Đặc biệt, chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Chương trình OCOP góp phần cải tiến mẫu mã sản phẩm, phát triển thị trường và từ đó giúp người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tăng nguồn thu nhập.

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt 270 sản phẩm OCOP trong  thời gian tới. Trong đó có 258 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 12 sản phẩm cấp Quốc gia. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt 270 sản phẩm OCOP trong  thời gian tới. Trong đó có 258 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 12 sản phẩm cấp Quốc gia. Ảnh: Minh Hậu.

Về kế hoạch phát triển Chương trình OCOP, ông Phạm Hưng cho hay, địa phương tiếp tục thực hiện chương trình theo Quyết định 1765 năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng và phấn đấu đạt 270 sản phẩm OCOP trong thời gian tới. Trong đó có 258 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 12 sản phẩm cấp Quốc gia.

Theo ông Phạm Hưng, đến năm 2024, ngành nông nghiệp địa phương tổ chức củng cố và nâng cấp ít nhất 10% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng. Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Địa phương cũng ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu có 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 40% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát triển Chương trình OCOP, trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát triển Chương trình OCOP, trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Ảnh: Minh Hậu.

“Địa phương phấn đấu khoảng 20% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng”, ông Phạm Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Lâm Đồng thông tin.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.