| Hotline: 0983.970.780

Hơn 80% diện tích gieo cấy vụ đông xuân Đồng bằng Bắc bộ đã đủ nước

Thứ Tư 02/02/2022 , 10:29 (GMT+7)

Do trong đợt 2 lấy nước có mưa nên tổng lượng xả từ các hồ chứa thủy điện là 3,44 tỷ m3, thấp hơn kế hoạch dự kiến khoảng 700 triệu m3.

Theo Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT), đến cuối tháng 1/2022, dung tích hồ chứa thủy lợi tại khu vực Bắc Bộ đang ở mức tương đương trung bình nhiều năm (TBNN), các khu vực khác cao hơn TBNN.

Nguồn nước tại các khu vực trên cả nước hiện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ở mức tương đương TBNN, thấp hơn năm 2021, được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Trạm bơm mới Thanh Điềm (Mê Linh, Hà Nội) đi vào hoạt động, hỗ trợ đắc lực công tác lấy nước vụ đông xuân 2021 - 2022 cho TP Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Trạm bơm mới Thanh Điềm (Mê Linh, Hà Nội) đi vào hoạt động, hỗ trợ đắc lực công tác lấy nước vụ đông xuân 2021 - 2022 cho TP Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, trong tháng 1/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện điều tiết các hồ chứa thủy điện thượng nguồn cung cấp nước cho hạ du 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 4/1 đến 6/1/2022 (3 ngày), đợt 2 từ ngày 15/1 đến 22/1/2022 (8 ngày); dự kiến đợt 3 từ ngày 13/2 đến ngày 17/2/2022 (5 ngày).

Sau 2 đợt lấy nước, diện tích được cấp đủ nước khoảng 408.000 ha, đạt 80,5% diện tích gieo cấy theo kế hoạch, chi tiết: Thái Bình 96,2%, Nam Định 92,52%, Ninh Bình 90,62%, Vĩnh Phúc 89,0%, Hà Nam 88,48%, Phú Thọ 81,78%, Hải Dương 79,07%, Hưng Yên 75,75%, Hải Phòng 74,77%, Bắc Ninh 66,54%, Hà Nội 53,31%.

Do trong đợt 2 có mưa, lưu lượng xả được điều hành linh hoạt nên tổng lượng xả từ các hồ chứa thủy điện là 3,44 tỷ m3, thấp hơn kế hoạch dự kiến khoảng 700 triệu m3.

Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục lấy nước từ nguồn đã tích trữ trong hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng, trạm bơm dã chiến...

Dự kiến, đến thời điểm gieo cấy tập trung, hầu hết các địa phương sẽ hoàn thành kế hoạch lấy nước, trừ TP Hà Nội sẽ tiếp tục có nhu cầu lấy nước đợt 3.

Còn tại khu vực Nam Trung Bộ, theo Tổng cục Thuỷ lợi, vụ đông xuân 2021 - 2022, toàn vùng bố trí sản xuất khoảng 363.000 ha, trong đó diện tích lúa khoảng 229 nghìn ha.

Hiện nay, dung tích trữ nước các hồ chứa khu vực Miền Trung - Tây Nguyên cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022. Ảnh: TL.

Hiện nay, dung tích trữ nước các hồ chứa khu vực Miền Trung - Tây Nguyên cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022. Ảnh: TL.

Dự báo đến cuối tháng 2/2022, dung tích trữ các hồ trung bình đạt 89% dung tích thiết kế (Đà Nẵng 96%, Quảng Nam 97%, Quảng Ngãi 91%, Bình Định 90%, Phú Yên 90%, Khánh Hòa 89%, Ninh Thuận 81%, Bình Thuận 73%).

Nhìn chung nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chỉ có khoảng 178 ha bị thiếu nước tại Ninh Thuận và khoảng 37 ha có khả năng bị ảnh hưởng đã được xác định. Cảnh báo đến giai đoạn cuối vụ, việc vận hành các hồ chứa thủy điện có thể không ổn định, gây ảnh hưởng xâm nhập mặn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và thiếu nước cục bộ trên lưu vực sông Ba, sông Cái Phan Rang và sông Lũy – La Ngà.

Tổng diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng khoảng 2.000 - 2.500 ha tại các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận vào giai đoạn cuối vụ.

Tại khu vực Tây Nguyên, vụ đông xuân 2021 - 2022, toàn vùng đã gieo trồng xong với tổng diện tích khoảng 166.400 ha cây trồng hàng năm, trong đó diện tích lúa khoảng 84,7 nghìn ha.

Dự báo đến cuối tháng 2/2022, dung tích trữ các hồ trung bình đạt 84% dung tích thiết kế (Kon Tum 80%, Gia Lai 81%, Đăk Lăk 88%, Đăk Nông 86%, Lâm Đồng 82%). Nhận định chung tình hình nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất cho vụ đông xuân, tuy nhiên một số khu vực vẫn có khả năng thiếu nước và hạn hán cục bộ ở giai đoạn tháng 4, tháng 5, diện tích bị ảnh hưởng có thể từ 6.000 - 9.000 ha tại các vùng ngoài công trình thuỷ lợi tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.