| Hotline: 0983.970.780

Hồng Kông dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Thứ Sáu 17/01/2020 , 12:06 (GMT+7)

Tin vui đến với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đầu năm 2020 khi Cục Thú y cho hay, Hồng Kông vừa quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu (NK) thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.

Xử lý trứng gia cầm tươi trước khi đóng hộp xuất khẩu.

Hồng Kông đã ban hành lệnh cấm NK tất cả các loại sản phẩm thịt và trứng gia cầm (tươi sống và chế biến) từ Việt Nam kể từ khi bệnh cúm gia cầm xảy ra tại Việt Nam vào năm 2004.

Trong giai đoạn 2014 - 2018, thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh cúm gia cầm, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như đã khống chế thành công dịch bệnh cúm gia cầm, không để dịch bùng phát ra diện rộng; ngăn chặn thành công sự xâm nhiễm của vi-rút cúm A/H7N9 vào Việt Nam; không có ca bệnh cúm gia cầm trên người và không có người nhiễm vi-rút cúm A/H7N9.

Đại diện Cục Thú y cho biết, việc khống chế thành công bệnh cúm gia cầm là cơ sở để Cục Thú y tiếp tục trao đổi, đàm phán với Cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông, đề nghị Hồng Kông dỡ bỏ lệnh cấm NK thịt và trứng gia cầm (tươi sống và chế biến) từ Việt Nam.

Từ năm 2014, qua quá trình trao đổi, đàm phán và cung cấp các tài liệu về kết quả giám sát bệnh cúm gia cầm của Cục Thú y Việt Nam, phía Hồng Kông đã cho phép NK trứng gia cầm chế biến từ các tỉnh không có bệnh cúm gia cầm của Việt Nam.

Đầu tháng 10/2019, Cục Thú y Việt Nam đã tổ chức đoàn công tác sang trao đổi, đàm phán cụ thể với phía Hồng Kông về việc cho phép XK thịt gà chế biến, trứng gia cầm chế biến từ Việt Nam sang Hồng Kông.

Kết quả, đến nay Hồng Kông đã đồng ý NK sản phẩm thịt và trứng gia cầm chế biến từ Việt Nam, trên cơ sở các lô hàng thịt và trứng gia cầm chế biến XK từ Việt Nam sang Hồng Kông cần kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch XK do Cục Thú y Việt Nam xác nhận các điều kiện an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo mẫu đã được thống nhất giữa Cục Thú y Việt Nam với phía Hồng Kông.

Ngay sau khi đã được phía Hồng Kông cho phép NK thịt và trứng gia cầm đã qua chế biến, Cục Thú y Việt Nam tiếp tục đề nghị phía Hồng Kông xem xét và dỡ bỏ lệnh cấm NK sản phẩm thịt và trứng gia cầm tươi sống của Việt Nam.

Hồng Kông đã dỡ bỏ lệnh cấm NK đối với thịt và trứng gia cầm chế biến, trứng gia cầm tươi/đông lạnh từ Việt Nam.

Để có đầy đủ cơ sở minh chứng Việt Nam đã kiểm soát rất tốt dịch cúm gia cầm, Cục Thú y Việt Nam đã rà soát và cung cấp các tài liệu cho phía Hồng Kông (như: Kết quả giám sát dịch Cúm gia cầm; Biện pháp đã áp dụng để khống chế dịch bệnh; Báo cáo về dịch Cúm gia cầm đã được Tổ chức Thú y thế giới thẩm tra, xem xét;).

Kết quả, ngày 14/01/2020, sau khi đánh giá các kết quả giám sát bệnh cúm gia cầm của Việt Nam cùng toàn bộ các tài liệu khác liên quan, phía Hồng Kông đã có thông báo dỡ bỏ lệnh cấm NK trứng gia cầm tươi/đông lạnh từ Việt Nam kể từ ngày 14/01/2020 (trừ tỉnh Kon Tum do mới xảy ra ổ dịch cúm gia cầm).

Đối với thịt gia cầm tươi/đông lạnh, Cục Thú y đang tiếp tục đàm phán để phía Hồng Kông sớm dỡ bỏ lệnh cấm NK trong thời gian sớm nhất.

Như vậy cho tới thời điểm hiện tại, Hồng Kông đã dỡ bỏ lệnh cấm NK đối với thịt và trứng gia cầm chế biến, trứng gia cầm tươi/đông lạnh từ Việt Nam.

Các doanh nghiệp sản xuất thịt gia cầm chế biến và trứng gia cầm tươi/chế biến của Việt Nam có thể XK sản phẩm gia cầm sang Hồng Kông. Tuy nhiên, các lô hàng XK phải được Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch XK theo mẫu và nội dung đã thống nhất với phía Hồng Kông.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm