| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác đào tạo, nghiên cứu, tuyển dụng trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

Thứ Hai 26/06/2023 , 18:27 (GMT+7)

HÀ NỘI Các đơn vị sẽ thực hiện hoạt động phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và khả năng nguồn lực của đơn vị mình với mục tiêu phi lợi nhuận..

Đại điện các đơn vị giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của mình. Ảnh: Trung Quân.

Đại điện các đơn vị giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của mình. Ảnh: Trung Quân.

Ngày 17/4, Khoa Chăn nuôi, Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cùng Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) và Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà tổ chức Hội nghị trao đổi nội dung hợp tác giữa 4 bên.

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị đã giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của mình. Trên cơ sở đó, các bên đã đi đến thống nhất sẽ thực hiện hoạt động phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và khả năng nguồn lực của đơn vị mình với mục tiêu phi lợi nhuận. Bên cạnh đó, các bên thống nhất hợp tác theo phương châm cùng có lợi về lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

Theo đó, các đại biểu đã đề xuất chương trình phối hợp bao hàm rất nhiều nội dung nên sẽ được xây dựng chi tiết cho từng giai đoạn, có thể kể đến như: Định hướng, đào tạo kiến thức thực tiễn, tiếp nhận các sinh viên ra trường; tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu ngắn và dài hạn để đánh giá tiềm năng con giống, khẩu phần dinh dưỡng, hiệu quả trên thuốc thú y, quản lý sức khỏe vật nuôi, xử lý môi trường chăn nuôi và tối ưu hóa các quy trình tuần hoàn sản xuất tại doanh nghiệp và các trang trại chăn nuôi…

Trong đó, VFAEA chịu trách nhiệm kết nối với các chuyên gia để phối hợp cùng 2 khoa và doanh nghiệp tổ chức đào tạo và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu liên quan tới chăn nuôi, thú y. Bên cạnh đó, cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường chăn nuôi cho các đơn vị; liên kết các trang trại và doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm; phối hợp xây dựng các danh mục nghiên cứu hàng năm của sinh viên.

Các đại biểu tham quan cơ sở nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Ảnh: Trung Quân.

Các đại biểu tham quan cơ sở nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Ảnh: Trung Quân.

Khoa Chăn nuôi, Thú y chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo và hướng dẫn cho các trang trại về các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, môi trường chăn nuôi. Phối hợp với các bên tổ chức thực nghiệm về chặn nuôi (lợn, gà) tại các doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo cán bộ, nhân viên trang trại về công tác chăn nuôi, thú y.

Hướng dẫn sinh viên và định hướng sinh viên về các đề tài tốt nghiệp theo đặt hàng của doanh nghiệp. Thực hiện các để tài nghiên cứu theo đặt hàng của doanh nghiệp và VFAEA. Mỗi năm nhà trường cử sinh viên tốt nghiệp đến thực tập, tổ chức lớp học ngoại khóa tại doanh nghiệp. Định hướng và hỗ trợ sinh viên ra trường kết nối với các doanh nghiệp…

Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Hồng Hà chịu trách nhiệm tiếp nhận sinh viên của hai khoa Chăn nuôi và Thú y đến thực tập. Hỗ trợ tổ chức thực nghiệm (về giống, cơ cấu khẩu phần thức ăn, quy trình chăn nuôi, cộng tác thú y, xử lý môi trường, phúc lợi động vật...).

Tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp hàng năm của hai khoa (mỗi năm 3 - 5 sinh viên ra trường). Bố trí địa điểm học ngoại khoá cho sinh viên 2 lần/năm. Phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên của trang trại. Đặt hàng nhà trường về các nội dung nghiên cứu, thực tập về lĩnh vực chăn nuôi, thú y, môi trường chăn nuôi...

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.