| Hotline: 0983.970.780

Nhiều dự án chăn nuôi quy mô lớn đổ vào Tây Ninh

Thứ Bảy 15/04/2023 , 12:05 (GMT+7)

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Tây Ninh thu hút nhiều dự án quy mô lớn, tạo sự chuyển biến rõ nét.

Sức hút mạnh mẽ

Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và giáp Campuchia với đường biên giới dài 240 km có 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát; 14 cửa khẩu chính và phụ cùng các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á, Quốc lộ 22B… Ngoài ra, địa phương có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ.

Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm (áo trắng) cùng đoàn công tác thị sát công trình thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ. Ảnh: Trần Trung.

Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm (áo trắng) cùng đoàn công tác thị sát công trình thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ. Ảnh: Trần Trung.

Đặc biệt, Tây Ninh có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, trong đó hồ Dầu Tiếng cùng với hệ thống kênh mương rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Đây được xem là miền đất hứa để thu hút các nhà đầu tư.

Minh chứng, từ năm 2016 đến nay, địa phương thu hút 162 dự án xin chủ trương đầu tư, trong đó, có 113 dự án chăn nuôi quy mô lớn được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, gồm có: 32 dự án chăn nuôi gà với quy mô 9.457.500 con; 77 dự án chăn nuôi heo với quy mô 959.084 con; 1 dự án nuôi 450 bò thịt; 2 dự án nuôi 8.050 con bò sữa đã đi vào hoạt động…

Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm thăm Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm thăm Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Nổi bật, hầu hết những dự án đầu tư đến với Tây Ninh đều có quy mô lớn, hiện đại đóng góp không nhỏ vào ngành chăn nuôi tại địa phương như: Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh (xã Long Khánh, huyện Bến Cầu) quy mô 8.000 con bò, bê; nhà máy Bel gà ở khu công nghiệp Thành Thành Công, áp dụng nhiều cải tiến trong thiết kế xây dựng và đạt tiêu chuẩn châu Âu; ấp trứng gia cầm công nghệ cao, có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

Chuỗi liên kết chăn nuôi heo giữa Công ty CP Việt Nam và các chủ trang trại tại Tây Ninh. Ảnh: Lê Bình.

Chuỗi liên kết chăn nuôi heo giữa Công ty CP Việt Nam và các chủ trang trại tại Tây Ninh. Ảnh: Lê Bình.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam đang đầu tư 1 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, công suất 250.000 tấn/năm; 9 dự án nuôi 27.400 heo nái, 134.000 heo thịt và đang tìm vị trí đất phù hợp để xây dựng cơ sở giết mổ - chế biến trên địa bàn tỉnh… Nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa, heo, gà thịt theo công nghệ hiện đại đã kích thích, tạo ra động lực mới góp phần đưa ngành nông nghiệp của Tây Ninh phát triển theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Hiện ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Theo đó, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2022 đạt 5.195 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2021. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp 19,5%.

 Kỳ vọng đột phá

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, chỉ tính riêng trong năm 2022, ngành chức năng đã thẩm định, cho ý kiến kịp thời và đúng quy định 113 dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhà đầu tư chuyển đổi dần sang chăn nuôi quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học. UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 3 dự án chăn nuôi với tổng mức đầu tư 384 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục hình thành nhiều chuỗi chăn nuôi, giết mổ theo hướng công nghệ cao, bảo quản lạnh, pha lóc, chế biến sâu các sản phẩm từ heo, bò, gà thịt.

Chủ các trang trại chăn nuôi tại Tây Ninh chủ động các giải pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Chủ các trang trại chăn nuôi tại Tây Ninh chủ động các giải pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Tây Ninh đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng, từng bước cơ cấu lại vùng chăn nuôi, thay đổi hình thức nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại; ứng dụng công nghệ mới nhằm hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, Tây Ninh chú trọng phát triển đàn heo cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, tăng đàn theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học với 550.000 con, heo hơi xuất chuồng đạt 109.000 tấn, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Tỉnh khuyến khích phát triển trang trại nuôi bò quy mô lớn, tạo cánh đồng cỏ tập trung để có thức ăn sạch, giá trị dinh dưỡng cao.

Chủ các trang trại chăn nuôi tại Tây Ninh chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất góp phần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Ảnh: Lê Bình.

Chủ các trang trại chăn nuôi tại Tây Ninh chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất góp phần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Ảnh: Lê Bình.

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tỉnh Tây Ninh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp về vốn, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một trong những chính sách nổi bật là hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025.

Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh: "Trong một, hai năm tới chúng ta có thể đặt kỳ vọng, chăn nuôi sẽ thu được mỗi năm trên 3.000 tỷ đồng về doanh số và trên 300 tỷ đồng về lợi nhuận. Với mức này thì chúng ta sẽ đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 15-17% hiện nay lên ít nhất là 30% trong vòng 2 năm tới. Như vậy làm cho cán cân giữa trồng trọt và chăn nuôi sẽ có đột phá và sẽ hoàn thành được mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, tức là nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp theo hướng hiện đại và công nghệ cao".

Tỉnh Tây Ninh xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong bốn đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, giai đoạn 2022-2025 quy hoạch 3 vùng chăn nuôi. Giai đoạn 2026 - 2030 quy hoạch 2 vùng chăn nuôi. Hiện tỉnh cũng đang quan tâm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, triển khai các dự án trong đó có các dự án đầu tư vào chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ cao để dẫn dắt nền nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao bền vững.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.