| Hotline: 0983.970.780

HTX và DN - mối liên kết lâu dài

Thứ Sáu 27/06/2014 , 08:39 (GMT+7)

Ngày 25/6, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về làm việc tại tỉnh Đồng Tháp và đến một số HTX trên địa bàn huyện Tam Nông. 

Phó Thủ tướng nhận định: Việt Nam tuy là nước đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu lúa gạo nhưng giá trị thấp nên người nông dân vẫn chưa thể làm giàu từ nông nghiệp. Tuy lượng gạo trên thế giới đang dư thừa nhưng gạo chất lượng cao vẫn có nhu cầu tiêu thụ. Do đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu bộ giống quốc gia để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và tiến đến xây dựng thương hiệu là rất cần thiết.

14-47-45_pho-thu-tuong-vu-vn-ninh-lm-viec-ti-tinh-dong-thp-nh-lhv
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm việc các HTXNN ở huyện Tam Nông – Đồng Tháp

Thực hiện chủ trương theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, HTXNN Tân Tiến, xã Phú Đức, huyện Tam Nông đã xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm một phần diện tích cánh đồng lớn, sản xuất theo quy trình VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ, trong đó tập trung sản xuất từ 1 – 2 giống.

Đến nay, HTX đã thực hiện liên kết 6 vụ với tổng sản lượng tiêu thụ gần 19.000 tấn. Với giá bán cao hơn thị trường 200 đồng/kg, lợi nhuận của các xã viên tăng thêm gần 1 tỷ đồng. Hiện nay HTX có 358 thành viên, diện tích đất canh tác gần 900 ha, hoạt động trong lĩnh vực tưới tiêu và cung ứng vật tư nông nghiệp.

Thực hiện mô hình cánh đồng liên kết, HTXNN Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông có 237 thành viên với diện tích sản xuất là 1.200 ha. Các loại hình hoạt động của HTX là tưới tiêu, tín dụng nội bộ, nước sạch nông thôn, cung ứng vật tư nông nghiệp, cơ giới sản xuất.

Tính từ vụ HT năm 2013 đến nay, HTX đã thực hiện liên kết tiêu thụ được 8.000 tấn lúa. Năm 2012, HTX được Ngân hàng Thế giới tài trợ Dự án cạnh tranh nông nghiệp với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, đơn vị đối ứng gần 3 tỷ đồng với mục tiêu làm giảm tổn thất sau thu hoạch, khép kín từ khâu SX đến tồn trữ, nâng cao chất lượng nông sản, tạo giá trị tăng thêm trong chuỗi giá trị lúa gạo, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Tại Cty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Võ Thị Thu Hà - DN gắn bó với mô hình cánh đồng liên kết, ông Đoàn Văn Hiền, GĐ Cty cho biết, đơn vị đã đầu tư được 6 nhà máy chế biến gạo với tổng công suất hơn 4.000 tấn/ngày, sức chứa các kho đạt 200.000 tấn. Nhà máy mới đang đầu tư tại huyện Tam Nông có quy trình khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào và thành phẩm là gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, công suất 1.000 tấn/ngày.

Cty Võ Thị Thu Hà thực hiện liên kết, từ vụ ĐX năm 2011-2012 đến nay, tổ chức hợp đồng thu mua lúa với diện tích gần 10.000 ha, sản lượng 58.000 tấn. Để phát triển mô hình, Cty đã có kế hoạch mở rộng liên kết lên 11 HTX ở huyện Tam Nông, tương đương 12.000 ha, sản lượng 84.000 tấn. Từ nay đến năm 2017, công ty sẽ thực hiện liên kết với 5-6 HTX ở mỗi huyện trong tỉnh với diện tích 3.000 ha, sản lượng khoảng 21.000 tấn.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương những kết quả ban đầu của các HTX đã đạt được, đồng thời yêu cầu các hợp tác HTX cần gắn bó chặt chẽ với DN xây dựng mối liên kết lâu dài, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.