| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên: Nuôi bò thịt ít rủi ro, đỡ lo bệnh

Thứ Ba 04/08/2020 , 09:01 (GMT+7)

Những năm gần đây, đàn bò trên địa bàn Hưng Yên không ngừng tăng về số lượng, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trước dịch tả lợn châu Phi.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi năm 2019, bò thịt được nhiều người chăn nuôi ở Hưng Yên lựa chọn nuôi. Nuôi bò rủi ro thấp hơn lợn, các bệnh trên bò đều dễ phòng chống và chữa trị. Ảnh: HG

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi năm 2019, bò thịt được nhiều người chăn nuôi ở Hưng Yên lựa chọn nuôi. Nuôi bò rủi ro thấp hơn lợn, các bệnh trên bò đều dễ phòng chống và chữa trị. Ảnh: HG

Bò thịt chất lượng cao đang ngày càng chiếm số lượng lớn trong tổng đàn đại gia súc của tỉnh. Ảnh: HG

Bò thịt chất lượng cao đang ngày càng chiếm số lượng lớn trong tổng đàn đại gia súc của tỉnh. Ảnh: HG

Nguồn cỏ tự nhiên dồi dào, nguồn thức ăn thô xanh phong phú, lại sẵn có các loại phụ phẩm nông nghiệp, Hưng Yên là tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: HG

Nguồn cỏ tự nhiên dồi dào, nguồn thức ăn thô xanh phong phú, lại sẵn có các loại phụ phẩm nông nghiệp, Hưng Yên là tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: HG

Ông Nguyễn Văn Vẻ ở xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu chia sẻ: Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, gia đình đã tìm hiểu nhiều vật nuôi thay thế và lựa chọn nuôi bò thịt vì ít bệnh, rủi ro thấp, khá hiệu quả. Ảnh: HG

Ông Nguyễn Văn Vẻ ở xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu chia sẻ: Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, gia đình đã tìm hiểu nhiều vật nuôi thay thế và lựa chọn nuôi bò thịt vì ít bệnh, rủi ro thấp, khá hiệu quả. Ảnh: HG

Chủ động được thức ăn, chủ động được con giống, là những lợi thế rất lớn của người chăn nuôi đại gia súc, quyết định chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lâu dài. Ảnh: HG

Chủ động được thức ăn, chủ động được con giống, là những lợi thế rất lớn của người chăn nuôi đại gia súc, quyết định chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lâu dài. Ảnh: HG

Đàn bò trên địa bàn tỉnh đã được Sind hóa hàng chục năm nay, từ những giống bò vàng, bò cóc được lai giống bò Sind ngoại để cải tạo giống, tăng năng suất, chất lượng thịt. Những năm gần đây, đàn bò tiếp tục được lai 3 máu với các giống bò chất lượng cao, chuyên thịt như: Angus, Red Angus, BBB, Red Brahman. Ảnh: HG

Đàn bò trên địa bàn tỉnh đã được Sind hóa hàng chục năm nay, từ những giống bò vàng, bò cóc được lai giống bò Sind ngoại để cải tạo giống, tăng năng suất, chất lượng thịt. Những năm gần đây, đàn bò tiếp tục được lai 3 máu với các giống bò chất lượng cao, chuyên thịt như: Angus, Red Angus, BBB, Red Brahman. Ảnh: HG

Ban đầu, gia đình ông Vẻ chỉ dám nhập 5 con để nuôi do nguồn vốn còn hạn hẹp cũng như phải thử nghiệm hiệu quả hay rủi ro ra sao. Thấy hiệu quả gia đình đã mua thêm, tới thời điểm hiện tại có tới hơn 100 con bò BBB. Ảnh: HG

Ban đầu, gia đình ông Vẻ chỉ dám nhập 5 con để nuôi do nguồn vốn còn hạn hẹp cũng như phải thử nghiệm hiệu quả hay rủi ro ra sao. Thấy hiệu quả gia đình đã mua thêm, tới thời điểm hiện tại có tới hơn 100 con bò BBB. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ còn tận dụng phân bò xử lý qua các công đoạn cuối cùng ép thành phân bón dùng để bón cây hoặc bán cho những hộ dân trồng rau giúp tăng thu nhập cho gia đình và quan trọng nhất là đảm bảo môi trường. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ còn tận dụng phân bò xử lý qua các công đoạn cuối cùng ép thành phân bón dùng để bón cây hoặc bán cho những hộ dân trồng rau giúp tăng thu nhập cho gia đình và quan trọng nhất là đảm bảo môi trường. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ thuê và mua thêm đất của người dân xung quanh được khoảng 10 mẫu để trồng cỏ, chuối làm nguồn thức ăn sạch cho bò. Ảnh: HG

Gia đình ông Vẻ thuê và mua thêm đất của người dân xung quanh được khoảng 10 mẫu để trồng cỏ, chuối làm nguồn thức ăn sạch cho bò. Ảnh: HG

Để hỗ trợ người chăn nuôi trong phát triển đàn đại gia súc, tỉnh đang hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho trâu, bò định kỳ 2 lần/năm. Ảnh: HG

Để hỗ trợ người chăn nuôi trong phát triển đàn đại gia súc, tỉnh đang hỗ trợ 100% kinh phí tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho trâu, bò định kỳ 2 lần/năm. Ảnh: HG

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.