| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên phấn đấu thành tỉnh nông thôn mới trong năm nay

Thứ Hai 20/07/2020 , 11:11 (GMT+7)

Thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2020, tỉnh Hưng Yên đã đặt ra mục tiêu đến hết năm nay sẽ trở thành tỉnh nông thôn mới.

 Phát huy những thành quả đã đạt được, các địa phương trong tỉnh đang tích cực dồn sức cho những phần việc cụ thể như: Xây dựng huyện nông thôn mới; xây dựng xã nông thôn mới nâng cao; xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. 

Năm 2020 được tỉnh xác định là năm có dấu mốc quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Cùng với phấn đấu trở thành tỉnh nông thôn mới, Hưng Yên đặt ra mục tiêu có thêm 20 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 5 xã cơ bản hoàn thành nội dung các tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 2 khu dân cư hoàn thành nội dung các tiêu chí về khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; duy trì, nâng cao hơn nữa mức đạt chuẩn các tiêu chí của 100% các xã nông thôn mới trong tỉnh.

Hưng Yên đặt ra mục tiêu có thêm 20 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 5 xã cơ bản hoàn thành nội dung các tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Hưng Giang

Hưng Yên đặt ra mục tiêu có thêm 20 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 5 xã cơ bản hoàn thành nội dung các tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Hưng Giang

Trong 7 tháng đầu năm, những huyện còn lại của tỉnh chưa được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận. Trong đó, tại huyện Ân Thi, nếu như trong quý I năm 2020, huyện mới hoàn thành được 60 – 80% nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới thì nay đã hoàn thành. Huyện đang hoàn thiện hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền thẩm định, xem xét, công nhận huyện nông thôn mới trong quý III năm 2020.

Thời điểm này, cùng với việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để các cấp thẩm định, huyện tiếp tục nắm bắt tình hình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở, duy trì tốt các tiêu chí, kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn. Nhiều tiêu chí huyện đã hoàn thành với chất lượng tốt như: Giao thông, thủy lợi, sản xuất... Huyện đang chỉ đạo các địa phương, các ngành, đoàn thể phối hợp xử lý dứt điểm và ngăn chặn triệt để tình trạng vứt, đổ rác không đúng nơi quy định trên một số tuyến đường; tổ chức dọn dẹp cây, cỏ dại, chỉnh trang cảnh quan nông thôn, tổ chức trồng hoa, trồng cây xanh tạo môi trường sạch đẹp trong mỗi xóm làng.

Tại huyện Khoái Châu, đến nay, huyện đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Một số tiêu chí hoàn thành khá tốt như: Thủy lợi; y tế - văn hóa – giáo dục; an ninh trật tự…. Năm 2019, huyện đã thực hiện nâng cấp các tuyến đường ĐH.56, ĐH.53, ĐH.55...

Năm 2020 tiếp tục nâng cấp các tuyến ĐH.51, ĐH.57... và một số tuyến đường trục xã, thôn. Hệ thống điện được đầu tư bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, đáp ứng việc sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các công trình y tế, văn hóa, giáo dục được đầu tư nâng cấp bảo đảm phục vụ nhân dân. Tiêu chí sản xuất trên địa bàn huyện Khoái Châu được đánh giá cao bởi các mô hình sản xuất của huyện phát triển tập trung, quy mô lớn như vùng chuối tiêu hồng, vùng nhãn chín muộn, vùng cây có múi hiệu quả kinh tế từ 300 đến 400 triệu đồng/ha/năm, nhiều mô hình cho giá trị kinh tế cao từ 500 đến 900 triệu đồng/ha/năm.

Công tác vệ sinh môi trường ngày càng được quan tâm, môi trường sản xuất, kinh doanh, môi trường trong các khu dân cư đều được cải thiện. Những năm gần đây, huyện đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng cảnh quan môi trường nông thôn mới, nổi bật là phong trào trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường.

Huyện Phù Cừ được đánh giá là lá cờ đầu trong công tác dồn thửa đổi ruộng của tỉnh; hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Ảnh: Hưng Giang

Huyện Phù Cừ được đánh giá là lá cờ đầu trong công tác dồn thửa đổi ruộng của tỉnh; hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Ảnh: Hưng Giang

Theo báo cáo của Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh, đến nay 5 huyện còn lại đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được, hạn chế chung của các huyện là một bộ phận cán bộ và người dân ở một số địa phương, cơ sở chưa thật sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt khi thực hiện các tiêu chí “mềm” trong xây dựng nông thôn mới.

Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở NN- PTNT, Phó trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh cho biết: “Để bảo đảm tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, các huyện; cần đẩy nhanh tiến độ và có lộ trình, kế hoạch thực hiện cụ thể để hoàn thiện các tiêu chí còn yếu, còn thiếu như: Tiêu chí quy hoạch vùng huyện; xây dựng bến xe; rà soát và có biện pháp xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất các trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế; chỉnh trang, bổ sung đầy đủ các trang, thiết bị đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

Cùng với đó phát động các phong trào, tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ, xóm; khắc phục tình trạng vứt, đổ rác không đúng nơi quy định; dọn dẹp cây cỏ dại, rác thải, phế liệu ở hai bên hành lang các tuyến đường giao thông; tăng cường trồng cây xanh, trồng đa dạng các loại hoa ở hai bên hành lang dọc các trục đường giao thông, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp”.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa công nhận huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hưng Yên có trách nhiệm công bố và khen thưởng huyện huyện Phù Cừ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 theo quy định. Từ tháng 3/2020, huyện Phù Cừ đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, trong đó, một số tiêu chí huyện thực hiện khá tốt như: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, sản xuất... Đến nay, cơ sở hạ tầng nông thôn mới trong toàn huyện đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Huyện được đánh giá là lá cờ đầu trong công tác dồn thửa đổi ruộng của tỉnh; hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hiệu quả như: Vùng trồng vải lai, vùng trồng vải trứng, vùng trồng cây có múi... Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm, cảnh quan nông thôn được cải tạo sạch đẹp.

Mặc dù là huyện còn khó khăn nhưng kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới của Phù Cừ rất đáng ghi nhận. Xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất