| Hotline: 0983.970.780

Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam

Thứ Tư 29/06/2016 , 06:47 (GMT+7)

Nhập cảnh vào Việt Nam qua đường du lịch nhưng thực chất để làm hướng dẫn viên chui, nhiều hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc đã xuyên tạc lịch sử khi thuyết minh với khách.

Ngày 28/6, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết đã nhận được tài liệu gồm ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch chui tại Việt Nam.

Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch còn có đoạn video ghi lại cảnh hướng dẫn viên tên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.

huong-dan-vien-du-lich-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam
Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp.


Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: "14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn thuộc quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc".

Một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt cho biết thêm, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn trên xe khách qua biển Mỹ Khê còn ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.

"Hướng dẫn viên người Trung Quốc nói với khách của họ rằng người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói giọng địa phương ở Hàng Châu, Thành Đô, Quảng Đông, Nam Ninh... nên dù biết tiếng Trung nhưng chúng tôi không hiểu họ nói gì", một hướng dẫn viên du lịch giấu tên cho hay.

Theo các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt, hiện nay có khoảng 60 người Trung Quốc đang hoạt động du lịch chui trên địa bàn Đà Nẵng. Hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý, còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng phía sau.

huong-dan-vien-du-lich-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-1
Một hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ để mua hàng hóa. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp.


Ngày 9/6, nhóm các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đã tập hợp nhau lại, mời lãnh đạo Sở Du lịch, trong đó có ông Trần Chí Cường đến dự để trực tiếp trao đổi những bất cập. "Chúng tôi đã tiếp nhận những thông tin này, đồng thời kết nối với các anh em hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung người Việt để thu thập thêm thông tin và sắp tới phối hợp với các ngành để xử lý", ông Cường nói.

Theo quy định, người nước ngoài không được phép hành nghề hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam. Tháng 11/2015, khi ông Li Mu Zi (quốc tịch Trung Quốc) bị một người đồng hương dùng súng bắn chết do mâu thuẫn trong việc làm ăn, công an Đà Nẵng cho biết nạn nhân từng bị buộc xuất cảnh vì nhập cảnh vào Việt Nam nhưng lại tổ chức phiên dịch, hướng dẫn cho người Trung Quốc du lịch.

Đại tá Trần Hữu Do, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an thành phố Đà Nẵng), cho biết những người nhập cảnh vào Việt Nam dưới hình thức du lịch, nếu không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn dẫn khách, làm hướng dẫn viên du lịch chui là vi phạm pháp luật. Nếu công an phát hiện hoạt động không đúng với mục đích nhập cảnh sẽ trục xuất về nước.

Mới đây, hôm 24/6, khi nghe doanh nghiệp phản ánh tình trạng các công ty du lịch đưa người từ Trung Quốc sang làm hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng, khiến hơn 100 hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt "phẫn uất", Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết ông đã nghe nhiều thông tin về người Trung Quốc làm du lịch chui.

Theo Chủ tịch Đà Nẵng, cùng với việc trốn tránh sự kiểm soát, trốn thuế, hiện tượng hoạt động du lịch chui còn gây phản cảm về văn hóa và làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Đà Nẵng. Ông chỉ đạo ngành Du lịch thành phố phối hợp với công an, quản lý thị trường và chính quyền các quận, huyện phải họp bàn để có giải pháp kịp thời.

 

(vnExpress)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm