| Hotline: 0983.970.780

Huyện miền núi sẵn sàng phòng, chống đói rét đàn vật nuôi

Thứ Hai 06/11/2023 , 06:36 (GMT+7)

Trước diễn biến thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) sẵn sàng các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi.

Người dân huyện Bình Liêu, Quảng Ninh bổ sung thức ăn cho vật nuôi. Ảnh: NT.

Người dân huyện Bình Liêu, Quảng Ninh bổ sung thức ăn cho vật nuôi. Ảnh: NT.

Với đặc thù địa hình vùng núi cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với các địa phương khác, thời điểm trước mùa đông, công tác phòng chống rét cho vật nuôi được huyện Bình Liêu tích cực triển khai. Hiện nay, toàn huyện có gần 9.000 con trâu, bò, lợn, trên 100.000 con gia cầm các loại.

Để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, Phòng NN-PTNT huyện Bình Liêu phối hợp với các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền, nhắc nhở người dân tăng cường phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm bằng nhiều biện pháp.

Trong đó, chú trọng nhốt gia súc trong chuồng, không thả rông gia súc, che chắn kín xung quanh chuồng. Bên cạnh đó, dự trữ nguồn thức ăn, cung cấp đủ và bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thức ăn xanh để trâu bò có đủ sức chống chịu với thời tiết. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi cần theo dõi thường xuyên sức khoẻ của đàn gia súc.

Bà La Sìu Mình, xã Đồng Tâm chia sẻ, vào mùa rét, chuồng chăn nuôi gia súc của gia đình sẽ được che chắn cẩn thận. Ngoài ra, cho trâu, bò ăn nhiều hơn ngày thường để tăng sức đề kháng trong thời tiết giá rét. Ngoài việc đảm bảo chuồng trại đủ độ ấm, nhiều hộ dân còn nấu cháo muối cho đàn trâu, bò để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đảm bảo cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh.

Bà Lê Thu Hương,Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Liêu, cho biết: “Thời điểm mùa đông, ngành nông nghiệp huyện liên tục theo dõi sát tình hình thời tiết để có các biện pháp phòng, chống vật nuôi kịp thời, đặc biệt khi có rét đậm, rét hại. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra tình hình phòng, chống rét và tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, sẵn sàng ứng phó khi thời tiết rét đậm, rét hại”.

Theo Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Liêu, để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn các hộ gia đình bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, tận dụng diện tích đất trống trồng cỏ voi. Tận dụng các sản phẩm nông nghiệp như khoai sắn, ngô để ủ chua làm tăng nguồn thức ăn cho trâu, bò. Vào những ngày trời rét đậm, rét hại, cần bổ sung thêm thức ăn tinh và nước muối pha loãng để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho đàn gia súc.

Những ngày nhiệt độ thấp, người dân cần hạn chế thả gia súc ngoài trời. Ảnh: Nguyễn Thành.

Những ngày nhiệt độ thấp, người dân cần hạn chế thả gia súc ngoài trời. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bà Chu Thị Thu Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, cho biết, trước mùa rét, Chi cục phối hợp chặt chẽ với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, gia cầm.

Trong đó, tập trung cải tạo, che chắn chuồng trại để đảm bảo kín gió, tránh mưa tạt, giữ nền chuồng luôn khô ráo sạch sẽ; sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để phòng chống đói rét và dịch bệnh.

Bà con cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch chăn thả gia súc, gia cầm hợp lý. Hạn chế việc chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C (đặc biệt là gia súc, gia cầm nhỏ).

Những ngày rét đậm, rét hại dưới 12 độ C thì không chăn thả mà nhốt vật nuôi trong chuồng. Sử dụng bóng điện sợi đốt, bóng hồng ngoại hoặc đốt củi để sưởi. Bà con cần chú ý khi đốt lửa sưởi phải có đường ống dẫn khói thải ra ngoài chuồng, tránh hiện tượng ngạt, ngộ độc vật nuôi và vị trí đốt tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy. Đối với đàn trâu, bò nên mặc áo ấm bằng bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ… để chống rét.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Điện Biên kiểm soát dịch hại trên cây mắc ca

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đôn đốc các địa phương việc chăm sóc, theo dõi dịch hại trên cây ăn quả và cây mắc ca.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất