| Hotline: 0983.970.780

Huyện Năm Căn gặp khó trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 18/06/2018 , 14:55 (GMT+7)

Dù đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng NTM, nhưng với đặc thù là vùng sông nước, hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích đất rừng cao, nên huyện Năm Căn (Cà Mau) hiện đang gặp nhiều khó khăn trong xây dựng NTM.

Đích NTM vẫn còn… xa tầm với

Đến nay, huyện Năm Căn đã có 3/7 xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, để duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được thì đó là vấn đề không dễ, cần sự nỗ lực hơn nữa của địa phương trong thời gian tới. Bình quân, các xã trên địa bàn Năm Căn đã đạt từ 8 – 19 tiêu chí (theo bộ tiêu chí NTM). Toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Năm Căn luôn tích cực phấn đấu, xây dựng NTM, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày thêm khởi sắc.

13-24-47_ong_to_hoi_phuong_chu_tich_ubnd_huyen_nm_cn
Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn

Anh Nguyễn Văn Nguyễn 35 tuổi, ngụ xã Hàm Rồng, nói: “Khi nghe xã Hàm Rồng được công nhân NTM thì tôi rất phấn khởi. Đó là kết tinh bằng sự nỗ lực của địa phương trong thời gian qua. NTM về quê hương Hàm Rồng đã đỗi thay, đường sá thông thoáng, xe chạy vù vù trên con đường bê tông trắng buốt”.

Bên cạnh những mặt tích cực thì, một bộ phận người dân tại các khu vực vùng xa xôi, hẻo lánh của huyện Năm Căn hiện chưa quen với khái niệm NTM. Vì vậy, người dân chưa thật sự mặn mà với công tác này. Tại một số khu vực ven biển, cuộc sống của người dân hiện gặp rất nhiều khó khăn. Đa phần, họ đều làm thuê, làm mướn để mưu sinh, kiếm sống. Nỗi lo, cơm áo, gạo tiền luôn bám víu lấy họ.

Ông Nguyễn Trung Đức, 48 tuổi, ngụ xã Tam Giang Đông, bộc bạch: “Gia đình tôi có 6 người, hằng ngày phải chật vật chạy ăn từng bữa. Đầu tắt mặt tối để mưu sinh kiếm sống. Hằng ngày, khi trời nhá nhem tối, tôi cùng vợ và người con trai lớn bắt đầu vào rừng bắt ba khía để mưu sinh”.

Theo lời ông Đức, hôm nào “vô mánh” thì cũng kiếm được vài trăm ngàn, nhưng chỉ bắt được những lúc tối trời, còn khi sáng trăng thì ba khía rất nhát nên không bắt được. “Lâu nay tôi cũng nghe địa phương tuyên truyền, vận động và trên loa phát thanh nói rần rần về xây dựng NTM nhưng suốt ngày vào rừng kiếm sống nên tôi cũng không bận tâm lắm”, ông Đức chia sẻ.

Được biết, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của địa phương hiện còn cao, chiếm hơn 8%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 4,12%, cận nghèo là 4,18%. Đối với vùng nông thôn thì tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo phân hóa tương đối rõ rệt. Cụ thể, số hộ nghèo chiếm 5,35%, hộ cận nghèo là 2,80%.

Ông Lê Văn Khởi, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Đã qua, việc triển khai xây dựng NTM của huyện đã được thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, việc xây dựng NTM của địa phương còn nhiều bất cấp. Bởi địa bàn huyện Năm Căn tương đối rộng, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là tương đối lớn. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM thì huyện rất cần sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành”.
 

Khó khăn, thách thức đặt ra

Được biết, thu nhập đầu người của huyện Năm Căn hiện khoảng 40 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn khoảng 98%. Số hộ nghèo, cận nghèo có thẻ BHYT chiếm trên 95%. Tuy nhiên, huyện Năm Căn có điểm xuất phát rất thấp trong xây dựng NTM, số lượng công việc về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và nhiều lĩnh vực khác phải thực hiện trong cùng thời điểm. Do đó, trong quá trình triển khai xây dựng, một số công trình hạ tầng nông thôn hiện chưa đảm bảo mặt bằng và vốn để thực hiện.

Theo đó, việc xây dựng hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất văn hóa (Trung tâm văn hóa, trụ sở sinh hoạt ấp…) của huyện Năm Căn hiện còn rất nhiều khó khăn. Cụ thể, những năm qua, dù đã được triển khai xây dựng hệ thống đường GTNT nhưng do địa bàn rộng nên nên địa phương cần có nguồn kinh phí lớn để đầu tư, xây dựng. Nhưng hiện nay, nhu cầu sử dụng vốn của địa phương thì cao, nhưng nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác này còn nhiều hạn chế.

13-24-47_dien_mo_moi_o_x_ntm_hiep_tung_huyen_nm_cn
Diện mạo mới ở xã NTM Hiệp Tùng (huyện Năm Căn)

Thực tế cho thấy, nhu cầu xây dựng, đầu tư đường GTNT của Năm Căn hiện khá cao, khoảng 336.014 km. Trong đó, trục ấp, liên ấp là 206.954 km; trục nhánh xóm, ấp là 129.060 km. Cùng với đó, tỷ lệ đường chưa có hoàn thiện, chưa có lộ đất đen là 192.290 km.

Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, băn khoăn: “Đối với địa bàn huyện Năm Căn hiện rất khó khăn, hàng năm, triều cường dâng cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân địa phương, đường sá bị ngập, gây hư hỏng”.

Ông Phương còn chia sẻ, theo phân cấp thì đường GTNT huyện phải lo xây dựng. Tuy nhiên, với nguồn lực của địa phương hiện nay thì mỗi năm ngân sách của huyện hỗ trợ cho xã liên quan đến đầu tư GTNT là chưa được 1 tỷ đồng/xã. Do đó, khi xây dựng được đường mới thì đường cũ đã xuống cấp, hư hỏng. Chưa kể là trên địa bàn, có những xã dính vào đất lâm nghiệp nhưng muốn làm lộ thì phải có đường đất đen nhưng đất rừng thì không được đá động đến. Vì vậy, huyện hiện rất khó để triển khai xây dựng.

“Đường ô tô về xã trước đây là do tỉnh đầu tư, vốn do Trung ương hỗ trợ. Tuy nhiên, lúc đó, do không phải đường nguyên trạng nên việc triển khai xây dựng phải băng qua giữa vuông tôm. Hiện tại, tuyến đó không đi qua khu dân cư. Do vậy, muốn xây dựng phải đấu từ trục đường trước vào đến khu dân cư thì địa phương phải hao tốn nguồn kinh phí lớn, gần như gấp đôi”, ông Phương nêu quan điểm.

Hiện huyện Năm Căn đăng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xây dựng NTM. Bởi hạ tầng GTNT của huyện cần phải có nguồn kinh phí lớn, nhưng nguồn lực đia phương không đáp ứng được. Bên cạnh đó, việc phóng tuyến, mở đường vào khu dân cư thì không thể vận động người dân được. Có chăng, thì chỉ phần nào, còn lại địa phương phải bồi hoàn thành quả lao động cho người dân. Vì vậy, Năm Căn hiện rất cần sự hỗ trợ đầu tư từ các cấp, các ngành trong xây dựng NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm