| Hotline: 0983.970.780

Israel ‘chỉnh’ hệ vi sinh của bò để giảm phát thải khí mê-tan

Thứ Hai 18/05/2020 , 15:02 (GMT+7)

Công nghệ táo bạo này vừa được các nhà nghiên cứu thực hiện ở Đại học Ben-Gurion (BGU), miền nam Israel.

Lượng phát thải khí nhà kính mê tan từ hoạt động chăn nuôi gia súc ngày một lớn. Ảnh: The LAT

Lượng phát thải khí nhà kính mê tan từ hoạt động chăn nuôi gia súc ngày một lớn. Ảnh: The LAT

Theo các nhà khoa học, bằng cách kiểm soát được hệ vi sinh của vật nuôi đã giúp ngăn chặn được bò sữa giảm phát thải ra lượng khí mê-tan, một trong những loại khí nhà kính nghiêm trọng nhất gây ra sự nóng lên của Trái đất hay biến đổi khí hậu toàn cầu, cao gấp 3 lần so với nguồn khí thải CO2.

Hệ vi sinh (microbiome) vốn có chức năng kiểm soát hầu hết các khía cạnh và hoạt động của hệ tiêu hóa của động vật cũng như con người. Do đó ngay từ khi vi khuẩn sinh ra nó đã tạo nên một hệ vi sinh vật độc đáo, sau đó phát triển theo trật tự thời gian.

Trong một nghiên cứu được công bố trước đó trên tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm các nhà khoa học ở BGU đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài ba năm trên 50 con bò sữa, trong đó một nửa số này được sinh tự nhiên và nửa còn lại là sinh mổ.

Quá trình theo dõi và nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về sự phát triển cũng như thành phần của hệ vi sinh của hai nhóm bò này. Phát hiện cơ bản này đã cho phép các nhà nghiên cứu phát triển một thuật toán để dự đoán và mô phỏng sự phát triển của hệ vi sinh bò theo thời gian dựa trên sự cấu thành của nó.

Ngành chăn nuôi gia súc lớn gây ô nhiễm môi trường cao gấp năm lần so với gia cầm. Ảnh: The Guardian

Ngành chăn nuôi gia súc lớn gây ô nhiễm môi trường cao gấp năm lần so với gia cầm. Ảnh: The Guardian

Hồi đầu năm nay, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) công bố một báo cáo cho biết, lượng khí mê-tan phát sinh từ hoạt động chăn nuôi chiếm 25% tổng lượng phát thải khí mê-tan tại Mỹ. Theo thống kê của FAO, ngành chăn nuôi thế giới hiện nay đang thải ra 44% lượng khí mê-tan, hiệu ứng gây biến đổi khí hậu Trái đất.

"Với phát hiện mới mẻ này, chúng tôi có thể điều chỉnh hệ số thức ăn, phụ gia trong khẩu phần của bò sữa nói riêng và hoạt động chăn nuôi nói chung nhằm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường để đạt những kết quả theo mong muốn", các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo các nghiên cứu trước đây, lượng khí mê-tan phát thải từ quá trình lên men của dạ cỏ bò thịt thông qua khẩu phần ăn lên tới 20,9kg/con mỗi năm. Lượng khí thải từ các hoạt động chăn nuôi của gia súc nhai lại, phát sinh từ quá trình lên men trong hệ tiêu hóa chiếm khoảng 6,3% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Trong khi đó, ước tính mỗi con bò sữa cao sản thường phát thải 450-550 gam khí mê-tan từ dạ cỏ mỗi ngày. Nguồn năng lượng mê-tan còn lại được sử dụng một phần để tổng hợp mô để tăng trọng lượng cơ thể của bò.

Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp quốc), việc tiêu thụ thịt và sữa của nhân loại là một tác nhân lớn làm cho Trái đất nóng lên do ngành chăn nuôi số lượng lớn tạo ra ô nhiễm từ chất thải gia súc sẽ làm suy thoái môi trường. Hoạt động chăn nuôi gia súc không chỉ chiếm nhiều đất để làm trang trại, bãi chăn thả, mỗi con bò còn ngốn hơn 41.500 lít nước/năm.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.