| Hotline: 0983.970.780

JICA giới thiệu chương trình tín dụng dự phòng phục hồi khẩn cấp 10 tỷ yên

Thứ Tư 01/11/2023 , 18:18 (GMT+7)

Chiều 1/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp làm việc với ông Kubo Yoshitomo, Phó trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam.

Chiều 1/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm việc với ông Kubo Yoshitomo, Phó trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam. Ảnh: Linh Linh.

Chiều 1/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm việc với ông Kubo Yoshitomo, Phó trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam. Ảnh: Linh Linh.

Tại đây, đại diện JICA giới thiệu về chương trình tín dụng dự phòng phục hồi khẩn cấp (SECURE) nhằm cung cấp ngân sách có thể giải ngân nhanh, đáp ứng nhu cầu vốn tại giai đoạn phục hồi sau thiên tai ở các quốc gia đối tác.

Theo ông Kubo, mặc dù Nhật Bản đã và đang mở rộng hợp tác với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai thông qua hoạt động hỗ trợ khẩn cấp và hợp tác tái thiết, giữa hai loại hình này vẫn tồn tại một khoảng thời gian và chưa có hoạt động hợp tác có thể được mở rộng tại giai đoạn phục hồi. SECURE cho phép hợp tác ở giai đoạn phục hồi thông qua hình thức giải ngân nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vốn.

“Một phần của nguồn vốn thuộc chương trình ODA thế hệ mới có thể dành cho lĩnh vực phòng chống thiên tai, cụ thể là tín dụng dự phòng phục hồi khẩn cấp, ưu điểm của tín dụng này là cung cấp hay giải ngân nguồn vốn càng sớm càng tốt dành cho giai đoạn phục hồi sau thiên tai, thông qua việc ký trước Công hàm trao đổi và thỏa thuận vay giữa hai nước”, ông Kubo giới thiệu.

Ôg Kubo Yoshitomo, Phó trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam.

Ôg Kubo Yoshitomo, Phó trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam.

Theo ông Kubo, không giống các khoản vay khác, điều kiện tiên quyết của khoản vay là nước nhận cần xây dựng khung chính sách liên quan đến lĩnh vực. “Với hình thức tín dụng này, không chỉ JICA cung cấp tiền cho cơ quan và Chính phủ đối tác để thực hiện các hoạt động của mình, cần có điều kiện tiên quyết là hai nước cùng phối hợp với nhau để xây dựng một khung chính sách”, ông Kubo chia sẻ.

Theo thông tin từ phía JICA, các quốc gia mục tiêu của tín dụng dự phòng phục hồi khẩn cấp là những quốc gia được xếp vào nhóm có thu nhập trung bình thấp hoặc cao hơn. Tổng trần vay cho mỗi quốc gia về nguyên tắc là 10 tỷ yên Nhật hoặc 0,25% GDP với thời hạn giải ngân trong 3 năm (có thể gia hạn) và thời hạn thanh toán trong 40 năm, mức lãi suất khoảng 0,2%.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, tín dụng dự phòng phục hồi khẩn cấp là chương trình hay phù hợp với mong muốn của Bộ NN-PTNT do để tái thiết ngay sau thiên tai, ngoài ngân sách cần có các khoản vốn ODA.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng tín dụng dự phòng phục hồi khẩn cấp là chương trình hay, phù hợp với mong muốn của Bộ NN-PTNT liên quan đến phục hồi sau thiên tai, 

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng tín dụng dự phòng phục hồi khẩn cấp là chương trình hay, phù hợp với mong muốn của Bộ NN-PTNT liên quan đến phục hồi sau thiên tai, 

“Để ký một khoản vay thường mất khoảng 3 năm, trong khi đó, chỉ cần ít thời gian cho hoạt động giải ngân nếu có khoản ngân sách dự phòng trước. Khoản tín dụng dự phòng trong thiên tai là rất đúng với điều kiện Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.

Đồng ý với phía JICA, Thứ trưởng cho rằng công việc khó khăn nhất hiện nay là xây dựng khung chính sách. Các quy định của Việt Nam về phục hồi khẩn cấp sau thiên tai đã được hoàn thiện song cần có một khung chính sách giữa hai bên Việt Nam - Nhật Bản hay Bộ NN-PTNT - JICA liên quan đến các yếu tố như phạm vi của khoản tín dụng; đối tượng thụ hưởng; trong các loại thiên tai, thiệt hại thì loại gì được dùng khoản này và quan trọng nhất là cách thức giải ngân. Để chương trình tín dụng này phù hợp với khoản vay ODA, Thứ trưởng cho rằng cần có ý kiến của nhà tài trợ.

Thứ trưởng bày tỏ, việc Bộ NN-PTNT và JICA cùng chủ động xây dựng khung chính sách sẽ đóng vai trò quyết định trong khoản vay này. Đề nghị JICA cử thêm chuyên gia để chủ động khởi động xây dựng khung chính sách.

Trong cuộc họp báo hồi tháng 10, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam Sugano Yuichi cho biết Nhật Bản đang tiếp tục thảo luận với phía Việt Nam về ODA thế hệ mới nhằm cung cấp vốn ODA một cách linh hoạt.

Theo Trưởng đại diện JICA Việt Nam, khoản vay ODA ký với Chính phủ Việt Nam vào tháng 7 năm nay với mục đích hỗ trợ tài chính cho các chính sách của Chính phủ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 có thể được coi là một dự án tiên phong của chương trình ODA thế hệ mới.

Ông Yuichi cho biết, về hoạt động của JICA Việt Nam trong năm tài khóa 2023, một kết quả nổi bật cần phải kể đến là thỏa thuận vay ODA được ký kết vào tháng 7 cho 3 dự án, với tổng trị giá lên đến hơn 60 tỷ yên (tương đương 10.672 tỷ đồng) trong 3 lĩnh vực: Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng đô thị; Tăng cường chuỗi cung ứng nông sản; Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19.

Xem thêm
Bộ Nội vụ hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ khi sắp xếp bộ máy

Sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế cán bộ trong vòng 5 năm.

Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu theo chuỗi cho bưởi đặc sản Hà Nội

Cũng giống như việc xây nhà, việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho quả bưởi đặc sản Hà Nội phải bắt đầu từ nền móng vững chắc: tiêu chuẩn hóa chất lượng.

Cần Thơ chỉ còn 0,09% hộ nghèo vào cuối năm 2024

TP Cần Thơ đã chủ động huy động hơn 1.074 tỷ đồng triển khai các dự án giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các hộ nghèo, cận nghèo.